Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Đặng Văn Kiều”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n Làm cho gọn. Cần wiki thêm.
Dòng 12:
Năm Ất Sửu (1865), niên hiệu Tự Đức thứ 18, ông thi đỗ Đệ nhất giáp Tiến sĩ cập đệ tam danh (Thám hoa) khoa Nhã sĩ (Sắc tứ đệ nhất giáp, đệ tam danh, Nhã sĩ cập đệ đệ nhất danh). Năm ấy ông được thăng Hàn lâm viện Thị giảng học sĩ, ra án sát Quảng Bình.
 
Ông Kiều tự thấy mình làm chính chức không phù hợp, bèn tâu xin cải bổ sang giáo chức. Năm Đinh Mão (1867) ông được cử đi làm phó chủ khảo trường Thừa Thiên. Năm Canh Ngọ (1870), ông về kinh giữ chức Chưởng giáo tôn học đường, nơi chuyên dạy con cháu những người trong Tôn thất.
 
Năm Quý Dậu (1873), ông làm Toản tu Quốc sử quán, kiêm Biện lý bộ Lễ. Ông tham dự việc hợp soạn [[Khâm định Việt sử]]. Ông tham gia Quốc Sử quán hơn 10 năm rồi mất.
 
Vào năm 1874 cả nước đang sôi sục phản đối việc triều đình Huế ký hòa ước Giáp Tuất (15-3-1874) nhường hẳn sáu tỉnh Nam kỳ cho Pháp. Cuộc khởi nghĩa “Cờ vàng” do Tú Tấn, Tú Mai (Nghệ An), Đội Lựu, Tú Khanh (Hà Tĩnh), cầm đầu đánh hạ đạo thành Hà Tĩnh, làm chấn động triều đình Huế. Theo truyền ngôn ở vùng Kỳ Anh thì Thám hoa Đặng Văn Kiều được cử ra dẹp cuộc nổi dậy của Lân Biểu (một tướng cờ vàng dưới quyền Tú Khanh) đóng quân ở Hòa Hiệu. Nhưng Đặng Văn Kiều cáo ốm, không có mặt trong cuộc hành quân này.
 
Sau sự việc này, Đặng Văn Kiều trở lại kinh đô, giữ chức cũ. Ngày 14-7 năm Tân Tỵ (8-8-1881) ông mất tại nhiệm sở, được triều đình cấp 300 quan tiền tuất và đưa quan tài về an táng tại quê nhà.
Dòng 22:
Ông Đặng Văn Kiều có hai người con trai. Lúc ông mất, cả hai còn nhỏ dại: [[Đặng Văn Bá]] lên tám và Đặng Văn Đàn lên bốn. Về sau nối chí cha, hai người đều học hành thành đạt. Đặng Văn Đàn (1877-1936) đỗ Tú tài khoa Quý Mão, do chân ấm sinh, được phong Hàn lâm cung phụng. [[Đặng Văn Bá]] (1873-1931) cũng như cha đỗ Cử nhân thứ 6 khoa Canh Tý (1900), đồng niên với Giải nguyên [[Phan Bội Châu]]. [[Đặng Văn Bá]] là một chí sĩ nổi tiếng trong [[phong trào Duy Tân]] đầu thế kỷ 20 trong lịch sử Việt Nam.
 
Hiện nay ở [[Thành phố Hồ Chí Minh]] có một con đường mang tên ông Đặng Văn Kiều.
 
==Đóng góp==