Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Đặng Văn Kiều”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 16:
Năm Quý Dậu (1873), ông làm Toản tu Quốc sử quán, kiêm Biện lý bộ Lễ. Ông tham dự việc hợp soạn [[Khâm định Việt sử]]. Ông tham gia Quốc Sử quán hơn 10 năm rồi mất.
 
Vào năm 1874 cả nước đang sôi sục phản đối việc triều đình Huế ký hòa ước Giáp Tuất (15-3-1874) nhường hẳn sáu tỉnh Nam kỳ cho Pháp. Cuộc khởi nghĩa “Cờ vàng” do Tú Tấn (tức [[Trần Tấn]]), Tú Mai (tức [[Đặng Như Mai]]) ở Nghệ An, Đội Lựu (tức [[Trần Quang Cán]]), Tú Khanh (tức [[Nguyễn Huy Điển]] ở Hà Tĩnh, cầm đầu đánh hạ đạo thành Hà Tĩnh, làm chấn động triều đình Huế<ref>Xem thêm về [[Trần Tấn]] và [[phong trào Văn Thân]] (1874)</ref>. Theo truyền ngôn ở vùng Kỳ Anh thì Thám hoa Đặng Văn Kiều được cử ra dẹp cuộc nổi dậy của Lân Biểu (một tướng cờ vàng dưới quyền Tú Khanh) đóng quân ở Hòa Hiệu. Nhưng Đặng Văn Kiều cáo ốm, không có mặt trong cuộc hành quân này.
 
Sau sự việc này, Đặng Văn Kiều trở lại kinh đô, giữ chức cũ. Ngày 14-7 năm Tân Tỵ (8-8-1881) ông mất tại nhiệm sở, được triều đình cấp 300 quan tiền tuất và đưa quan tài về an táng tại quê nhà.