Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Công chứng viên”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Ccv-hn (thảo luận | đóng góp)
Ccv-hn (thảo luận | đóng góp)
Dòng 1:
'''Công chứng viên''' là nhà chuyên môn về pháp luật có đủ tiêu chuẩn theo quy định của [[luật pháp|pháp luật]], được [[Bộ trưởng Bộ Tư pháp Việt Nam|Bộ trưởng Bộ Tư pháp]] bổ nhiệm để hành nghề công chứng. '''Công chứng viên''' cung cấp dịch vụ công do Nhà nước ủy nhiệm thực hiện nhằm bảo đảm an toàn pháp lý cho các bên tham gia hợp đồng, giao dịch; phòng ngừa tranh chấp; góp phần bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức; ổn định và phát triển kinh tế - xã hội.
 
'''Công chứng viên''' đều là những nhà luật học giỏi, những chuyên gia pháp luật có kiến thức pháp lý sâu rộng và áp dụng pháp luật nhuần nhuyễn, linh hoạt.
 
[[Công chứng]] là việc công chứng viên của một tổ chức hành nghề công chứng chứng nhận tính xác thực, hợp pháp của [[hợp đồng]], [[giao dịch dân sự]] khác bằng văn bản; tính chính xác, hợp pháp, không trái đạo đức xã hội của bản dịch giấy tờ, văn bản từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài hoặc từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt mà theo quy định của pháp luật phải công chứng hoặc cá nhân, tổ chức tự nguyện yêu cầu công chứng.
 
[[Tổ chức hành nghề công chứng]] bao gồm [[Phòng công chứng]] và [[Văn phòng công chứng]] được tổ chức và hoạt động theo quy định của pháp luật và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.
 
==Tiêu chuẩn bổ nhiệm công chứng viên==
Tuy có những điểm khác nhau về thể chế, hầu hết các nước đều công nhận công chứng là một nghề rất khó. Công chứng viên đều là những nhà luật học giỏi, những chuyên gia pháp luật có kiến thức pháp lý sâu rộng và áp dụng pháp luật nhuần nhuyễn, linh hoạt. Do vậy, việc gia nhập đội ngũ công chứng viên là một quy trình có tính cạnh tranh rất cao, được lựa chọn theo các tiêu chuẩn hết sức nghiêm ngặt (Đức, Pháp, Tây Ban Nha, Trung Quốc…).
 
''- <u>Tiêu chuẩn chung</u>:'' Pháp luật các nước có khá nhiều điểm tương đồng trong quy định về tiêu chuẩn công chứng viên. Cụ thể, công chứng viên phải là công dân của nước đó, không thuộc trường hợp mất năng lực hoặc không có khả  năng thực hiện vai trò của công chứng viên, là tiến sĩ hoặc người tốt nghiệp luật, có nhân cách và năng lực phù hợp với chức danh, đã trải qua khóa đào tạo nghề dài và chuyên sâu, hoàn thành thời gian tập sự hành nghề công chứng và vượt qua kỳ thi tuyển công chứng viên.