Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Gioan Kim Khẩu”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 32:
== Tiểu sử ==
=== Thiếu thời và Học vấn ===
Gioan sinh năm [[349]] tại [[Antiochia]],<ref>The date of John's birth is disputed. For a discussion see Robert Carter, "The Chronology of St. John Chrysostom's Early Life," in ''Traditio'' 18:357–64 (1962) Jean Dumortier, "La valeur historique du dialogue de Palladius et la chronologie de saint Jean Chrysostome," in ''Mélanges de science religieuse'', 8:51–56 (1951). Carter dates his birth to the year 349. See also Robert Louis Wilken, ''John Chrysostom and the Jews: Rhetoric and Reality in the Late Fourth Century'', (Berkeley: University of California Press:1983), p.5.</ref> cha ông là một sĩ quan cao cấp,<ref>The ''Encyclopedia Judaica'' describes Chrysostom's mother as a pagan. In Pauline Allen and Wendy Mayer, ''John Chrysostom'', (Routledge:2000), p.5 ISBN 0-415-18252-2, she is described as a Christian.</ref> nhưng hiện vẫn chưa có sự đồng thuận về việc mẹ ông có phải là [[kitô hữu|tín hữu Cơ Đốc]] hay không.<ref name="Chrysostom">"John Chrysostom", ''Encyclopedia Judaica''</ref> Cha của Gioan chết sớm, cậu bé được chăm sóc bởi người mẹ. Ông chịu lễ rửa tội ([[thanh Tẩy|báp têm]]) trong năm [[368]] hoặc [[373]] và được chọn làm người đọc [[KinhThánh Thánh]]thư trong nhà thờ.<ref>Wilken (p. 7) prefers 368 for the date of Chrysostom's baptism, the ''Encyclopedia Judaica'' prefers the later date of 373.</ref> Nhờ những mối quan hệ của người mẹ, Gioan theo học một thầy giáo ngoại đạo Libanus. Trong thời gian này, Gioan nắm bắt những kỹ năng [[Diễn thuyết trước công chúng|diễn thuyết]], và bắt đầu ham thích [[ngôn ngữ]] và [[văn chương Hy Lạp]].<ref>Wilken, p. 5.</ref> Tuy nhiên, khi trưởng thành, Gioan ngày càng quan tâm nhiều hơn về [[Kitô giáo|Cơ Đốc giáo]], đến theo học môn [[thần học]] với Diodore thành Tarsus (về sau là một trong những thủ lĩnh trường phái Antioch). Gioan sống một đời khổ hạnh, khoảng năm [[375]], ông trở thành một nhà ẩn tu, suốt hai năm cứ đứng, hiếm khi ngủ, học thuộc lòng Kinh Thánh. Hậu quả là ông mắc bệnh dạ dày và thận mãn tính, suy nhược đến nỗi phải trở về Antioch.<ref>Pauline Allen and Wendy Mayer, ''John Chrysostom'', (Routledge:2000), p.6 ISBN 0-415-18252-2,</ref>
 
=== Antiochia ===
Năm [[381]], Gioan được [[Thánh Meletius thành Antiochia]] phong chức phó tế (''deacon''), đến năm [[386]] ông được [[Giám mục]] [[Flavian I thành Antiochia]] phong chức trưởng lão. Trải qua mười hai năm, ông nổi tiếng với tài hùng biện, nhất là biệt tài luận giải sâu sắc các đoạn Kinh Thánh, và những giáo huấn về các vấn đề đạo đức. Tác phẩm giá trị nhất của ông là "Tuyển tập Bài giảng", luận giải nhiều sách khác nhau trong Kinh Thánh. Gioan thường nhấn mạnh đến côngcác tácviệc từbác thiệnái, cũng như quan tâm đặc biệt đến các nhu cầu thể xác và tinh thần của người nghèo. Ông lớn tiếng chỉ trích sự lạm dụng, tính lãng phí, và lòng ham mê tích lũy của cải:
{{cquote|
Anh em có muốn tôn vinh thân thể Chúa KiTô? Chớ xa lánh Chúa khi ngài đang trần truồng. Chớ tôn kính Chúa khi ngài mặc trang phục lụa là trong đền thờ, mà xa lánh Chúa khi ngài đang rách rưới, đói lạnh bên ngoài. Đấng đã nói: ''"Nầy là thân thể ta"'' cũng chính là đấng đã bảo ''"Vì ta đã đói, các ngươi không cho ta ăn"'', và ''"hễ các ngươi đã làm việc đó cho một người trong những người rất hèn mọn này của anh em ta, ấy là đã làm cho chính mình ta vậy"''<ref>''"Vì ta đã đói, các ngươi không cho ăn; ta khát, các ngươi không cho uống; ta là khách lạ, các ngươi không tiếp rước; ta trần truồng, các ngươi không mặc cho ta; ta đau và bị tù, các ngươi không thăm viếng. Đến phiên các người này thưa lại rằng: Lạy Chúa, khi nào chúng tôi thấy Chúa, hoặc đói, hoặc khát, hoặc làm khách lạ, hoặc trần truồng, hoặc đau ốm, hoặc bị tù mà không hầu việc Ngài ư? Ngài sẽ đáp lại rằng: Quả thật, ta nói cùng các ngươi, hễ các ngươi không làm việc đó cho một người trong những người rất hèn mọn này, ấy là các ngươi cũng không làm cho ta nữa."'' – Phúc âm Matthew 25: 42-45</ref>... Có ích gì khi đến trước bàn [[Tiệc Thánh]] (Bí tích Thánh thể) đầy những chén thánh mạ vàng trong khi anh em chúng ta đang chết vì đói ngoài kia? Hãy đi ra mà chăm sóc những người đói khát, rồi vào mà dự lễ trước bàn thờ.<ref>John Chrysostom, ''In Evangelium S. Matthaei'', hom. 50:3-4: PG 58, 508-509</ref>}}
Dòng 59:
 
Bối cảnh [[tôn giáo]] và xã hội đương thời hình thành trong ảnh hưởng ngoại giáo lan tỏa cùng khắp trong nếp sống thường nhật của người dân thành phố. Một trong những chủ đề thường xuyên xuất hiện trong các bài thuyết giáo của Gioan nhắm vào ảnh hưởng ngoại giáo trên các phương tiện giải trí: nhà hát, đua ngựa, tiệc tùng hoan lạc vào các dịp lễ hội.<ref>Wilken, p.30.</ref> Với mối quan tâm đặc biệt dành cho các [[kitô hữu|tín hữu Cơ Đốc]], có lần ông nhắc nhở họ,{{cquote|
Nếu quý vị hỏi (các tínKitô hữu Cơ Đốc) xem Amos hoặc Obadiah<ref>Tên của hai vị tiên tri trong Cựu Ước</ref> là ai, hoặc có bao nhiêu vị [[mười hai sứ đồ|sứ đồ]] và các nhà tiên tri, họ sẽ đứng yên câm lặng; nhưng nếu quý vị hỏi họ về các con ngựa đua hoặc các nài ngựa, họ sẽ trả lời cách hào hứng và trang nghiêm còn hơn các nhà thông thái hoặc các nhà hùng biện.<ref name="John Chrysostom p.30">John Chrysostom, quoted in Wilken, p.30</ref>}}
 
Một trong những điểm đặc trưng được tìm thấy trong các bài thuyết giáo của Gioan Kim Khẩu là việc nhấn mạnh đến bổn phận chăm sóc những người nghèo khó.<ref name="John Chrysostom p.30"/> Được soi dẫn từ những giáo huấn chép trong Phúc âm Mátthêu, ông kêu gọi người giàu từ bỏ những tham vọng vật chất mà quan tâm nhiều hơn đến người nghèo. Gioan thường sử dụng các kỹ năng hùng biện để phô bày sự hợm hĩnh của những người giàu vô cảm: