Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Cuộc di cư Việt Nam (1954)”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Tran Quoc123 (thảo luận | đóng góp)
→‎Tiến trình: update link
Dòng 15:
Tuy nhiên, chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hoà thì cho rằng những người Công giáo Việt Nam đã bị chính quyền Pháp, Mỹ và thân Mỹ cưỡng bức hay "dụ dỗ di cư"<ref>[[Đảng Cộng sản Việt Nam]], [http://www.cpv.org.vn/details.asp?topic=0&subtopic=0&leader_topic=0&id=BT2350359334 Chỉ thị của Ban Bí thư số 16-CT/TW, ngày 21 tháng 4 năm 1955, tăng cường chỉ đạo, tích cực đấu tranh phá âm mưu địch cưỡng ép và dụ dỗ giáo dân di cư]</ref>. Khẳng định này không mâu thuẫn với các tài liệu của Mỹ<ref name="Sheehan">Neel Sheehan, ''A Bright Shining Lie'', 1988, tr. 137.</ref> về hoạt động của [[Edward Lansdale]], chuyên gia tình báo Mỹ hoạt động tại miền Bắc Việt Nam trong thời gian này, với nhiệm vụ làm suy yếu Việt Nam Dân chủ Cộng hòa bằng mọi cách có thể<ref>Nguyên văn: "''...his task was to weaken Ho Chi Minh's Democratic Republic of Viet Nam through any means available...''"; Spencer C. Tucker, ''Encyclopedia of the Vietnam War'', ABC-CLIO, 1998, tr. 220.</ref>. Theo đó, các [[linh mục]] miền Bắc giục giã [[giáo dân]] vào Nam với lời giảng rằng [[Maria|Đức Mẹ Đồng Trinh]] đã vào Nam nên họ phải đi theo<ref>''[http://www.vae.org.vn/News_print.asp?id=1220 Vài nét về cuộc di cư của giáo dân Bắc Kỳ sau Hiệp định Giơnevơ năm 1954]''</ref>. Lansdale và nhóm của ông đã thực hiện một chiến dịch tuyên truyền miêu tả rằng các điều kiện sắp tới dưới chính quyền Việt Minh sẽ ác nghiệt hết mức có thể. Nhóm này phân tán các tờ truyền đơn được giả mạo là của chính phủ Việt Minh, tạo các tin đồn, thuê các thầy bói tiên đoán về các tai họa sắp tới. Bản tường trình mật của Lansdale về nhiệm vụ của ông đã ghi nhận số người đăng ký di cư vào Nam tăng lên gấp 3 lần sau khi một tờ truyền đơn giả mạo được phát tán<ref name="Sheehan"/>.
 
Ngược lại, những tờ bích chương và [[tờ rơi|tờ bướm]] do Uỷ hội Quốc tế Kiểm soát Đình chiến in và trao cho hai bên phổ biến cho dân chúng biết về quyền tự do di tản thì không được chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hoà phân phát<ref>O 'Connor, Patrick. "Violations of Article 14 of the Geneva Agreement" trong cuốn ''Terror in Vietnam: A Record of Another Broken Pledge''. Washington, DC: National Catholic Welfare Conference, 1955.</ref>. Hơn nữa chính Uỷ hội Quốc tế Kiểm soát Đình chiến đã mở cuộc điều tra đơn khiếu nại của Việt Nam Dân chủ Cộng hoà về hành động cưỡng bách di cư. Trong số 25.000 người Uỷ hội tiếp xúc, không có ai nhận là họ bị "cưỡng bách di cư" hay muốn trở về Bắc cả<ref>14th Interim Report by the ICC. London: Her Majesty's Stationaery Office</ref>.
 
Ngoài những người di cư vào Nam vì lý do tôn giáo (chiếm 2/3 tổng số), số còn lại là những người thuộc khuynh hướng chính trị chống cộng sản, những người có liên hệ với chính quyền Pháp hay chính phủ quốc gia, thành phần tư sản thành thị và những gia đình nông thôn lo ngại vì chính sách cải cách ruộng đất và đấu tố<ref>Freeman, James M. ''Hearts of Sorrow, Vietnamese-American Lives''. Stanford, CA: Stanford University Press, 1989. Trang 142-5.</ref>. Thêm vào đó là những người thuộc dân tộc thiểu số đã từng theo quân đội Pháp chống Việt Minh. Trong đó có khoảng 45.000 người [[Nùng]] vùng [[Móng Cái]] và 2.000 người [[Thái]] và [[H'Mông|Mèo]] từ [[Sơn La]] và [[Điện Biên]]<ref>Lê Xuân Khoa. ''Việt nam 1945-1995''. Bethesda, MD: Tiên Rồng, 2004.</ref><ref name="Sheehan"/>.