Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Trần Văn Đôn”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 17:
}}
 
'''Trần Văn Đôn''' (1917- 1998), nguyên là một cựu tướng lĩnh của [[Quân đội Việt Nam Cộng hòa]], cấp bậc [[Trung tướng]]. Ông xuất thân từ trường Sĩ quan Trừ bị ở Pháp, sau đó được thụ huấn tiếp ở trường Võ bị của Quân đội thuộc địa Pháp mở ra ở miền Bắc Việt Nam. Ông còn là một cựu chính khách của [[Việt Nam Cộng hòa]]. Là một trong những nhân vật chủ chốt trong cuộc [[Đảo chính Việt Nam Cộng hòa 1963|Đảo chính ngày 1 tháng 11 năm 1963]] lật đổ chính quyền Tổng thống [[Ngô Đình Diệm]]. Ông cũng là Phó Thủ tướng và Bộ trưởng Quốc phòng của nền [[Đệ Nhị Cộng hòa Việt Nam]] (1967-1975).
 
==Tiểu sử và Binh nghiệp==
Dòng 29:
Sau khi về nước, ông tiếp tục phục vụ cho Quân đội Pháp tại Đông Dương, trở thành Huấn luyện viên tân binh cho các binh sĩ người Việt trong Quân đội thuộc địa. Năm 1940, ông là một trong 2 hạ sĩ quan trẻ người Việt trong số khóa sinh được cử theo học trường Võ bị Tông Sơn Tây,<ref>Trong tổng số 10 sĩ quan người Việt xuất thân từ trường Võ bị Tông Sơn Tây, sau này đều là sĩ quan cao cấp trong Quân đội Việt Nam Cộng hòa: Cấp Trung tướng: Trần Văn Đôn, [[Thái Quang Hoàng]], [[Linh Quang Viên]], [[Nguyễn Văn Vỹ]], [[Trần Văn Minh (lục quân)|Trần Văn Minh]] và [[Nguyễn Văn Là]]. Cấp Thiếu tướng: [[Nguyễn Văn Vận]] và [[Trần Tử Oai]]. Cấp Đại tá: [[Đạng Đình Đán (Đại tá, Quân lực VNCH)|Đặng Đình Đán]] (Sinh năm 1918 tại Hà Nội. Chức vụ sau cùng: Cục trưởng Cục Chính huấn, giải ngũ năm 1968) và [[Hoàng Văn Tỷ (Đại tá, Quân lực VNCH)|Hoàng Văn Tỷ]] (Sinh năm 1919 tại Lạng Sơn. Chức vụ sau cùng: Tổng cục phó Tổng cục Quân huấn, giải ngũ năm 1970).</ref> theo chương trình đào tạo sĩ quan người Việt của Chính quyền thuộc địa Pháp để phục vụ cho Quân đội thuộc địa Pháp <ref>Trần Văn Đôn, ''Việt Nam nhân chứng'', Nhà xuất bản Xuân Thu, California, 1989. tr. 27.</ref>. Một năm sau, ông tốt nghiệp với cấp bậc [[Chuẩn úy]] và được giữ lại trường làm Huấn luyện viên.
 
Năm 1945, khi Nhật đảo chính Pháp tại Đông Dương, ông theo đoàn quân của tướng [[Marcel Alessandri]] vượt biên đào thoát sang [[Trung Quốc]]. Vì vậy, khi quân Pháp tái chiếm Đông Dương, ông được thăng cấp [[Thiếu úy]], được phân công phục vụ tại Văn phòng của tướng [[Jacques-Philippe Leclerc]], Tổng tư lệnh Quân Viễn chinh Pháp tại Đông Dương. Giữa tháng 12, ông từng được chọn vào Biệt đội hỗ trợ cho cựu hoàng [[Duy Tân]], nguyên Thiếu tá Quân đội Pháp. Tuy nhiên do cựu hoàng bị tử nạn máy bay vào ngày [[26 tháng 12]] năm 1945 khi trên đường trở về nước, do đó ông được chuyển sang Sở Nghiên cứu Lịch sử Pháp. Đầu tháng 10 năm 1946, ông được thăng cấp [[Trung úy]].
 
===Quân đội Liên hiệp Pháp===
Dòng 40:
 
===Ảnh hưởng trong nền Đệ Nhất Cộng hòa===
Sau khi người Pháp thảm bại trong [[trận Điện Biên Phủ]], cựu Thượng thư [[Ngô Đình Diệm]] được [[Quốc trưởng]] Bảo Đại chỉ định làm Thủ tướng. Ông và nhiều bạn hữu của mình đã tích cực ủng hộ Thủ tướng Diệm, loại trừ các ảnh hưởng của những người thân Pháp trong Chính quyền, kể cả Quốc trưởng Bảo Đại và cấp trên của ông, tướng [[Nguyễn Văn Hinh]] Tổng tham mưu trưởng. Ngày 30 tháng 4 năm 1955, để tưởng thưởng cho sự ủng hộ Chính phủ, ông được Thủ tướng Diệm thăng cấp [[Thiếu tướng]]. Ngày 30 tháng 6, ông được giao kiêm chức vụ Phụ tá Hải quân Tổng Tham mưu trưởng nhưng chỉ 2 tháng sau bàn giao chức vụ này lại cho Thiếu tá [[Lê Quang Mỹ (Đại tá Hải quân VNCH)|Lê Quang Mỹ]].
 
===Quân đội Việt Nam Cộng hòa===
Dòng 90:
*Bào muội: Gabrielle Antoinette Trần Văn Đôn (sau cải danh theo Quốc tịch Việt Nam là Trần Thị Thu Hương), phu nhân của Trung tướng [[Lê Văn Kim]].
*Bào đệ: Claude Trần Văn Đôn, bác sĩ tại Paris, Pháp.
*Phu nhân: Quê ở Chợ Lớn, ái nữ của cụ Bá hộ Xường, người thứ 2 trong 4 người giàu có nhất thời bấy giờ ở miền Nam Kỳ Lục tỉnh. Được nhân gian truyền tụng qua câu: Nhất Sĩ, Nhì Xường, Tam Phương, Tứ Hỏa.<ref>Tứ Đại gia vùng Sài Gòn-Chợ Lớn vào cuối Thế kỷ XIX:<br>-'''Nhất Sĩ''', còn gọi là Ông Huyện Sĩ ''(tức Cụ [[Huyện Sĩ|Philippe Lê Phát Đạt]], ông ngoại của Nam Phương Hoàng hậu)''<br>-'''Nhì Xường''', còn gọi là ông Bá hộ Xường ''(tức cụ Lý Thành Nguyên, tên thật là [[Bá hộ Xường|Lý Tường Quan]], quê ở Chợ Lớn)''<br>-'''Tam Phương''', còn gọi là ông Tổng đốc Phương ''(tức cụ [[Tổng đốc Phương|Đỗ Hữu Phương]], Tổng đốc Chợ Lớn)''<br>-'''Tứ HoảHỏa''' còn có tên La tinh là Jean Baptiste Hui Bon Hoa ''(tên chữ Việt là [[Chú Hoả|Huỳnh Văn Hoa]], một thương gia nổi tiếng giàu có ở Chợ Lớn).</ref>
:-Đời tư của tướng '''Đôn''' nổi tiếng có nhiều giai thoại tình ái. Nhiều phụ nữ thuộc tầng lớp thượng lưu thời bấy giờ là tình nhân của ông, thậm chí có nghi vấn Đệ Nhất phu nhân [[Trần Lệ Xuân]] cũng nằm trong số này.