Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Giao thoa”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 6:
 
==Hình ảnh giao thoa==
[[File:Ebohr1.svg‎|nhỏ|phải|250px|Mô hình giao thoa hệ 2 khe trong thí nghiệm Young và hình ảnh giao thoa thu được.]]
Các hình ảnh thực nghiệm về sự giao thoa của sóng lần đầu tiên được ghi lại trong thí nghiệm của [[nhà vật lý]] [[người Anh]] [[Thomas Young]] ([[1773]] - [[1829]]) được thực hiện vào năm [[1803]]<ref>Thomas Young, ''Experimental Demonstration of the General Law of the Interference of Light'', Philosophical Transactions of the Royal Society of London, vol 94 (1804)</ref>trong đó hình ảnh giao thoa của sóng ánh sáng được tạo bằng cách cho ánh sáng đi qua hai khe hẹp và tạo ra các vân sáng, tối xen kẽ. Thí nghiệm này cũng là bằng chứng khẳng định tính [[chất sóng của ánh sáng]].
===Hình ảnh giao thoa ánh sáng với hệ hai khe===
Đây là hình ảnh ghi nhận được trong thí nghiệm của Young. Hình ảnh giao thoa thu dược trên màn ảnh đặt song song và sau hai khe hẹp sát gần nhau. Ảnh giao thoa thu được là các vân sáng tối xen kẽ song song nhau. Các vạch sáng tương ứng với cực đại giao thoa (hai sóng tăng cường) là nơi thỏa mãn điều kiện:
:<math>\! d \sin \theta_n = n \lambda</math>
 
Còn các vân tối là nơi mà 2 sóng dập tắt lẫn nhau và phải thỏa mãn điều kiện:
 
:<math>\! d \sin \theta_n = \left(n + \frac{1}{2} \right) \lambda</math>
 
Nếu tính theo điều kiện xấp xỉ góc nhỏ thì điều kiện của vân sáng sẽ là:
 
:<math>\frac{n\lambda}{d} = \frac{x}{L} \quad\Leftrightarrow\quad{n}{\lambda}=\frac{xd}{L}\;,</math>
 
Ở đây:
:''λ'' là bước sóng ánh sáng,
:''d'' khoảng cách giữa hai khe,
:''n'' bậc giao thoa (n = 0 khi ở vân sáng trung tâm),
:''x'' khoảng cách từ vị trí vân sáng đến vân trung tâm,
:''L'' khoảng cách từ mặt phẳng hai khe đến màn quan sát,
:''&theta;<sub>n</sub>'' tọa độ góc của điểm khảo sát.
 
==Giao thoa lượng tử tổng quát==