Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Đa truy cập phân chia theo mã”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 2:
 
== Ứng dụng ==
Hiện nay ở [[Việt Nam]] có 6 nhà cung cấp dịch vụ [[điện thoại di động]]. Trong đó, [[S-Telecom]] (S-Fone), [[EVN Telecom]] sử dụng công nghệ CDMA, [[Mobifone]], [[Vinaphone]], [[Vietnamobile]] và [[Vietel]] sử dụng công nghệ GSM.
 
Mạng sử dụng chuẩn GSM đang chiếm gần 50% số người dùng điện thoại di động trên toàn cầu. TDMA ngoài chuẩn GSM còn có một chuẩn khác nữa, hiện được sử dụng chủ yếu ở [[Mỹ Latin]], [[Canada]], [[Đông Á]], [[Đông Âu]]. Còn công nghệ CDMA đang được sử dụng nhiều ở [[Mỹ]], [[Hàn Quốc]]... Công nghệ đa truy nhập phân chia theo thời gian TDMA là công nghệ truyền sóng kỹ thuật số, cho phép một số người dùng truy nhập vào cùng một kênh tần số mà không bị kẹt bằng cách định vị những rãnh thời gian duy nhất cho mỗi người dùng trong mỗi kênh. Công nghệ này đòi hỏi vốn đầu tư ban đầu ít tốn kém hơn CDMA. Còn công nghệ đa truy nhập phân chia theo mã CDMA là công nghệ trải phổ cho phép nhiều tần số được sử dụng đồng thời; mã hóa từng gói tín hiệu số bằng một mã khóa duy nhất và gửi đi. Bộ nhận CDMA chỉ biết nhận và giải mã. Công nghệ này có tính bảo mật tín hiệu cao hơn TDMA. Theo các chuyên gia CNTT Việt Nam, xét ở góc độ bảo mật thông tin, CDMA có tính năng ưu việt hơn.