Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Kẽm Trống”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Qbot (thảo luận | đóng góp)
n Qbot: Việt hóa
→‎Truyền thuyết: cái này sao xếp vào truyền thuyết được
Dòng 27:
Về phía tả ngạn [[sông Đáy]] có một con sông đào dài gần 2 cây số, cả hai đầu đều nối với con [[sông Đáy]], chảy ôm núi Rùa và núi Cổ Động trong quần thể thắng cảnh Kẽm Trống. Tương truyền, trong cuộc tuần du từ kinh đô Huế ra Bắc Hà, vua Minh Mệnh muốn xuôi dòng [[sông Đáy]] để ghé thăm Kẽm Trống và [[Địch Lộng]] ([[Ninh Bình]]). Nhưng khi nghe bài thơ của [[Hồ Xuân Hương]] vịnh cảnh Kẽm Trống, thấy những ẩn ý nghịch ngợm, nhà vua không chịu đi qua đoạn sông này mà bắt nhân dân trong vùng phải cấp tốc đào một con sông mới để thuyền ngự vượt qua. Do vậy mới có con sông đào chảy vòng này.
 
==Truyền thuyết==
===Vụ án "bò béo bò gầy"===
Kẽm Trống chính là địa danh đã diễn ra một vụ án nổi tiếng dưới thời vua [[Lê Hy Tông]]. Vụ án đó có tên gọi là "bò béo, bò gầy".<ref>[http://www.baomoi.com/Home/HinhSu/bee.net.vn/Bo-beo-bo-gay-vu-an-duoi-thoi-Le-Hy-Tong/3853129.epi Bò béo bò gầy, vụ án dưới thời Lê Hy Tông]</ref><ref>[http://tienphong.vn/Tianyon/PrintView.aspx?ArticleID=36315&ChannelID=12 Vụ án đêm giao thừa]</ref> <ref>[http://www.hannom.org.vn/web/tchn/data/0506v.htm#nhi73 VĂN TẾ CÁC VONG HỒN Ở ĐA GIÁ THƯỢNG]</ref> Đây là một vụ án cướp của giết người đặc biệt nghiêm trọng, kéo dài trên 20 năm, số người bị giết không thể tính hết, xảy ra tại hang [[Địch Lộng]] thuộc huyện [[Gia Viễn]], tỉnh [[Ninh Bình]], được phá án vào triều vua Lê Hy Tông (1694). Sách Đại Nam nhất thống chí trong mục tỉnh [[Ninh Bình]], phần "Sông núi" ghi: "Núi Đa Giá cách huyện lỵ Gia Viễn 3 dặm về phía bắc. Núi cao, hiểm vắng, nhiều hang hốc. Sau đời Lê Trung hưng, cạnh núi có bọn dân ác xã Đa Giá Thượng cùng nhau lập khoán ước riêng, đặt điếm tuần, giết hại hành khách, vứt xác vào hang núi lấy của, trải hơn 20 năm làm tai hại cho khách qua đường...".
Hàng 45 ⟶ 44:
 
Gần đây, tìm trong kho sách Hán Nôm ở Thư viện Viện Nghiên cứu Hán Nôm, các nhà nghiên cứu phát hiện thấy có bài Văn tế xót thương u hồn ở xã Đa Giá Thượng (Chuẩn tuất u hồn tại Đa Giá Thượng xã tế văn). Bài văn viết vào tháng 5 năm 1694, không ghi tên người soạn, có thể là môn khách của Thạc Quận công Lê Hải giúp ông soạn thảo để tế các vong hồn, lời văn rất thống thiết, cảm động. Nội dung bài văn cho biết, số người tử nạn cả thảy là 318 người, gồm lái buôn tinh nghệ công thương, nghệ sĩ ở giáo phường hát hay đàn giỏi, người đi hành dịch, có cả những hành khách đi ngao du thưởng ngoạn thắng cảnh non nước. Họ là những người khác quê khác quán, do công việc cần thiết phải đi qua vùng này nên ngộ hại.
==Truyền thuyết==
 
===Sự tích sông Đào===
Dân gian còn lưu hành một truyền thuyết khác về con sông đào này. Tương truyền, dưới triều Lê, có một vị tướng tài làng Đoan Vĩ ([[Thanh Liêm]]) đánh đâu thắng đấy được phong đến tước Quận Công. Một lần qua đây, quan Thượng Chế trông thấy huyệt đất tốt, lại có những địa danh như bến Vua, ngòi Rồng nên về tâu với vua là phải chặt đứt long mạch của vùng để ngừa hậu hoạ là mảnh đất này phát, ngai vàng có thể về tay Quận Công. Nhà vua bắt dân trong một ngày đêm phải đào xong con sông. Lệnh ban ra, nhân dân phải lập tức thi hành, trong khi đào sông, dân bị chết rất nhiều, máu hòa đỏ nước.