Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Đào Khản”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 1:
'''Đào Khản''' ([[chữ Hán]]: 陶侃, [[259]][[334]]), tự '''Sĩ Hành''', người Bà Dương <ref>Nay là Đô Xương, Thượng Nhiêu, [[Giang Tây]]</ref> hay Tầm Dương, danh tướng nhà [[Đông Tấn]] trong [[lịch sử Trung Quốc]].
 
==Thiếu thời==
Dòng 6:
Ban đầu Đào Khản làm Ngư Lương lại ở huyện, sau nhờ Hiếu liêm Phạm Quỳ tiến cử, Lư Giang thái thú Trương Quỳ triệu ông đến nhận chức Đốc bưu, Tung Dương huyện lệnh. Đào Khản làm việc đắc lực, nên được dời sang làm chủ bộ, về sau còn được Trương Quỳ tiến cử làm Hiếu liêm.
 
Vào khoảng năm Nguyên Khang thứ 6 (296), Đào Khản đến [[Lạc Dương]]. Ban đầu, ông đến cầu kiến Tư không [[Trương Hoa]], nhưng ông ta thấy Đào Khản là người lạ từ xa đến nên không muốn gặp. Sau nhiều lần bị từ chối mà Đào Khản vẫn không tỏ chút bất bình, Trương Hoa lấy làm lạ, cho ông làm Lang Trung. Phục Ba tướng quân Tôn Tú triệu ông làm xá nhân. Có một lần người cùng châu là Dự Chương quốc Lang trung lệnh Dương Trác cho ông ngồi cùng xe đến gặp Trung thư lang Cố Vinh, giữ đường gặp Lại bộ lang Ôn Nhã, Ôn Nhã hỏi: “Sao ngài lại ngồi cùng xe với kẻ tiểu nhân này?” Danh sĩ Lạc Quảng muốn gặp sĩ nhân ở Kinh, Tương, có người tiến cử Đào Khản, việc này chịu rất nhiều dị nghị của mọi người.
 
Đào Khản ý thức rất rõ, chính trị ở Lạc Dương là chính trị của cao môn sĩ tộc, xuất thân hàn môn như ông rất khó chen chân vào. Đào Khản ở Lạc Dương 5, 6 năm thì Loạn bát vương lên đến cao trào, Triệu vương Tư Mã Luân tiếm vị, sĩ tộc Giang Đông nối nhau hồi hương tị nạn, Đào Khản cũng chuẩn bị nam hạ. Nhờ bạn bè tiến cử, ông được bổ nhiệm là Vũ Cương huyện lệnh. Nhưng ông cùng Lư Giang thái thú Lữ Nhạc có bất đồng, nên ông bỏ quan về nhà, sau đó lại nhận chức Tiểu trung chính ở quận.
 
==Dẹp loạn Trương Xương==
Cuối nhà [[Tây Tấn]], nhân dân một dải Tần, Ung vì thiên tai và chiến loạn, chạy đến khu vực Lương, Ích kiếm ăn. Năm Vĩnh Ninh đầu tiên (301), lưu dân không chịu được sự áp bức của quan viên địa phương, nổi dậy ở Ích Châu. Triều đình lấy quân Kinh Châu đến tiến hành đàn áp, quân Kinh Châu không chịu viễn chinh, tụ tập khởi nghĩa. Năm Thái An thứ 2 (303), người Man ở Nghĩa Dương là Trương Xương khởi nghĩa ở Giang Hạ, công phá thành Giang Hạ, trong vòng một tuần trăng, tập họp được 3 vạn người.
 
Triều đình chuyển Ninh Sóc tướng quân Lưu Hoằng làm Sứ trì tiết, Nam Man hiệu úy, Kinh Châu thứ sử, để thảo phạt Trương Xương. Lưu Hoằng lập tức cho Đào Khản làm Nam Man trưởng sử, phái ôn làm tiên phong đi trước đến Tương Dương, sau đó là Cánh Lăng <ref>Nay là tây bắc Tiềm Giang, Hồ Bắc</ref> …, đại phá Trương Xương, chém đầu mấy vạn, thu hàng hơn vạn người, bộ chúng của Trương Xương tan rã, đến năm sau thì ông ta và dư đảng đều bị tiêu diệt.