Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Ấn Độ”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Uoat365 (thảo luận | đóng góp)
Uoat365 (thảo luận | đóng góp)
Dòng 127:
Sự phát triển nhanh chóng của kỹ thuật cùng với thương mại hóa nông nghiệp trong nửa sau thế kỷ XIX gây nên các khó khăn kinh tế: nhiều nông dân nhỏ trở nên phụ thuộc vào các nhu cầu của các thị trường xa xôi.{{sfn|Stein|1998|p = 260}} Số lượng nạn đói quy mô lớn gia tăng,{{sfn|Bose|Jalal|2011|p = 117}} và có ít công việc công nghiệp được trao cho người Ấn Độ.{{sfn|Stein|1998|p = 258}} Tuy nhiên, nó cũng có những tác động tích cực: trồng trọt mang tính thương mại, đặc biệt là ở vùng Punjab mới được khơi kênh, khiến sản lượng lương thực dành cho tiêu dùng nội địa gia tăng.{{sfn|Metcalf|Metcalf|2006|p = 126}} Hệ thống đường sắt giúp cung cấp đồ cứu tế đến những nơi bị nạn đói nguy cấp,{{sfn|Metcalf|Metcalf|2006|p = 97}} giảm đáng kể chi phí vận chuyển hàng hóa,{{sfn|Metcalf|Metcalf|2006|p = 97}} và giúp ích cho ngành công nghiệp non trẻ của Ấn Độ.{{sfn|Metcalf|Metcalf|2006|p = 126}} Có khoảng một triệu người Ấn Độ phục vụ cho Anh Quốc trong [[Chiến tranh thế giới thứ nhất]],{{sfn|Metcalf|Metcalf|2006|p = 163}} và sau cuộc chiến này là một thời kỳ mới. Thời kỳ này mang dấu ấn với các cải cách của Anh Quốc song cũng có các áp chế về luật pháp, với việc người Ấn Độ mãnh liệt hơn trong việc yêu cầu quyền tự trị, và với việc bắt đầu một phong trào bất bạo động bất hợp tác - trong đó [[Mohandas Karamchand Gandhi]] trở thành lãnh tụ và biểu tượng.{{sfn|Metcalf|Metcalf|2006|p = 167}} Trong thập niên 1930, Anh Quốc ban hành các cải cách lập pháp một cách chậm chạp; Đảng Quốc đại Ấn Độ giành chiến thắng trong các cuộc bầu cử.{{sfn|Metcalf|Metcalf|2006|pp = 195–197}} Thập niên tiếp theo chìm trong các cuộc khủng hoảng: Ấn Độ tham gia vào [[Chiến tranh thế giới thứ hai]], Đảng Quốc đại kiên quyết bất hợp tác, và một đợt bột phát chủ nghĩa dân tộc Hồi giáo. Tất cả đều bị ngăn lại với việc Ấn Độ giành được độc lập vào năm 1947, song bị kiềm chế do thuộc địa này [[Sự chia cắt Ấn Độ|phân chia]] thành hai quốc gia: Ấn Độ và Pakistan.{{sfn|Metcalf|Metcalf|2006|p = 203}}
 
Tuy được Anh trao trả độc lập trong hòa bình, nhưng mâu thuẫn nội bộ tại Ấn Độ khiến đổ máu vẫn xảy ra. Tiếp theo và trước khi có sự chia cắt các tỉnh Punjab và [[Bengal]], bạo động giữa người Sikh, Hindu và Hồi giáo đã bùng nổ ở một vài nơi, bao gồm Punjab, Bengal và Delhi, làm 500.000 người thiệt mạng.<ref name=symonds>{{chú thích sách
| last = Symonds | first = Richard | title = The Making of Pakistan | year = 1950 | publisher = [[Faber and Faber]] | location = Luân Đôn | oclc = 1462689 | id = ASIN B0000CHMB1 | pages = 74
| quote = at the lowest estimate, half a million people perished and twelve million became homeless
}}</ref> Ngày [[30 tháng 1]] năm [[1948]], trên đường đến một nơi thờ tụng, [[Mahatma Gandhi]], người lãnh đạo phong trào giành độc lập, bị bắn chết bởi một môn đồ Ấn giáo cực đoan.
}}</ref>
 
Để khẳng định hình ảnh là một quốc gia độc lập, hiến pháp Ấn Độ được hoàn thành vào năm 1950, xác định Ấn Độ là một nền cộng hòa thế tục và dân chủ.{{sfn|Metcalf|Metcalf|2006|p = 231}} Trong 60 năm kể từ đó, Ấn Độ trải qua cả những thành công và thất bại.{{sfn|Metcalf|Metcalf|2006|pp = 265–266}} Đất nước này vẫn duy trì một chế độ dân chủ với các quyền tự do dân sự, một Tòa án tối cao hoạt động tích cực, và một nền báo chí độc lập ở mức độ lớn.{{sfn|Metcalf|Metcalf|2006|pp = 265–266}} Tự do hóa kinh tế bắt đầu từ thập niên 1990, và tạo ra một tầng lớp trung lưu thành thị có quy mô lớn, biến Ấn Độ thành một trong những nền kinh tế phát triển nhanh trên thế giới,{{sfn|United States Department of Agriculture}} và tăng cường ảnh hưởng địa chính trị của mình. Phim, âm nhạc, và giảng đạo của Ấn Độ đóng một vai trò ngày càng lớn trong văn hóa toàn cầu.{{sfn|Metcalf|Metcalf|2006|pp = 265–266}} Tuy nhiên, Ấn Độ phải đương đầu với các vấn đề như tình trạng nghèo nàn phổ biến ở cả thành thị lẫn nông thôn;{{sfn|Metcalf|Metcalf|2006|pp = 265–266}}, các xung đột liên quan đến tôn giáo và đẳng cấp;{{sfn|Metcalf|Metcalf|2006|pp = 266–270}} từ quân nổi dậy Naxalite được truyền cảm hứng từ [[tư tưởng Mao Trạch Đông]];{{sfn|Metcalf|Metcalf|2006|p = 253}} từ chủ nghĩa ly khai tại [[Jammu và Kashmir]] và tại Đông Bắc.{{sfn|Metcalf|Metcalf|2006|p = 274}} Có các tranh chấp lãnh thổ chưa được giải quyết với Trung Quốc, từng leo thang thành [[Chiến tranh Trung-Ấn]] vào năm 1962 (Ấn Độ thua trận và mất một số lãnh thổ);{{sfn|Metcalf|Metcalf|2006|pp = 247–248}} và các cuộc chiến tranh biên giới với Pakistan bùng phát vào các năm 1947, 1965, 1971, và 1999.{{sfn|Metcalf|Metcalf|2006|pp = 247–248}} Sự đối đầu hạt nhân Ấn Độ–Pakistan lên đến đỉnh vào năm 1998.{{sfn|Metcalf|Metcalf|2006|pp = 293–295}}