Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Đổi Mới”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Rondano (thảo luận | đóng góp)
Rondano (thảo luận | đóng góp)
Dòng 114:
* Năm 2013, nhà nước Việt Nam lần đầu tiên lấy ý kiến nhân dân về dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992.
 
== Đổi Mớimới văn hóa - giáo dục==
Đổi Mớimới trong lĩnh vực văn hóa ở Việt Nam được biết dưới tên [[Cởi Mở]], tương tự như chính sách ''Glastnost'' của Nga Xô. Quá trình này bắt đầu cùng với Đổi Mới kinh tế nhưng sau đó bị kiềm chế lại trong thập niên 1991. Năm 2014, Nghị quyết Hội nghị lần thứ 9 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI (Nghị quyết số 33-NQ/TW) về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước được ban hành. Tuy nhiên nhà nước vẫn kiểm soát báo chí và chưa cho phép xuất bản báo tư nhân. Nhà nước thường xuyên dùng các biện pháp hành chính can thiệp vào hoạt động xuất bản và biểu diễn nghệ thuật như thu hồi sách, cấm triển lãm tranh, kiểm duyệt nội dung phim... Tuy nhiên người Việt đã có thể tiếp cận với nền văn học nước ngoài, các hệ tư tưởng lớn trên thế giới thông qua các sách nước ngoài được xuất bản ngày càng nhiều tại Việt Nam. Sự xuất hiện của internet đã phá vỡ tình trạng độc quyền thông tin của nhà nước, cung cấp cho người đọc những thông tin không xuất hiện trên truyền thông của nhà nước (tất nhiên độ chính xác những thông tin không chính thức này là khó kiểm chứng, nó có thể là sự thật nhưng cũng có thể là bịa đặt). Những yếu tố này làm biến đổi dần tâm lý và tư duy của đại chúng cũng như của giới cầm quyền tại Việt Nam, có thể dẫn đến những biến đổi chính trị trong tương lai.
 
Bên cạnh đó, các vấn nạn về văn hóa vẫn nghiêm trọng, lối sống thực dụng, văn hóa lai căng dần phổ biến ở thành thị, nhất là tác động xầu tới lớp trẻ, trong khi ở nông thôn văn hóa nhiều nơi lạc hậu, tệ mê tín dị đoan phát triển. Ít các tác phẩm văn học nghệ thuật có chất lượng, có chiều sâu. Báo chí và các xuất bản phẩm có xu hướng trở nên "lá cải hóa", thương mại hóa. Việc đổi mới văn hóa là điều cần thiết để hòa nhập với xu thế của đất nước, nhưng những tinh hoa văn hóa cần được bảo toàn và gìn giữ, lưu truyền cho các thế hệ sau.
 
Đổi Mớimới trên các mặt khác vẫn đang diễn ra và vẫn chưa có những tổng kết khoa học về vấn đề này. Trong lĩnh vực giáo dục, Việt Nam đang thực hiện Đổi Mới giáo dục: chuyển từ lối giáo dục từ chương (vốn là truyền thống trong cách giáo dục Á Đông) sang phương pháp giáo dục lấy người học làm trung tâm, tăng tính chủ động cho học sinh và tấn công vào căn bệnh thành tích; tăng tính tự chủ và tự do của nền giáo dục. Tuy nhiên Việt Nam vẫn chưa xác định được hệ thống [[triết học giáo dục|triết lý giáo dục]] làm nền tảng cho quá trình Đổi Mớimới giáo dục nên mọi đổi mới đều mang tính manh mún, chắp vá và thiếu định hướng nhất quán bắt nguồn từ việc bắt chước nền giáo dục của các nước phát triển mà không hiểu rõ vì sao người ta làm như vậy. Hệ thống giáo dục Việt Nam vẫn bị xem là chưa đáp ứng được nhu cầu đào tạo nhân lực cho nền kinh tế<ref>[http://www.vnies.edu.vn/detail-thread-view-1-25-324_nghien-cuu-chinh-sach-dao-tao-nham-dap-ung-nhu-cau-xa-hoi-tai-mot-so.html?yt=12 Nghiên cứu chính sách đào tạo nhằm đáp ứng nhu cầu xã hội tại một số trường đại học], Nguyễn Văn Chiến, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam</ref>.
 
==Nhận xét==