Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Đổi Mới”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Rondano (thảo luận | đóng góp)
Rondano (thảo luận | đóng góp)
Dòng 102:
Nguyên nhân của những hạn chế trên là do Việt Nam có xuất phát điểm quá thấp. Khác với các nước Đông Á, khi thực hiện chính sách mở cửa để công nghiệp hóa-hiện đại hóa, Việt Nam đang trong tình trạng thiếu lương thực, bị bao vây cấm vận và hoàn toàn thiếu nền tảng kinh tế kỹ thuật cũng như con người. Nền kinh tế, xã hội Việt Nam cuối thập niên 1980 thiếu rất nhiều điều kiện: trí thức và chuyên gia, vốn đầu tư, nền tảng kinh tế - kỹ thuật, khả năng sáng tạo và khả năng quản lý, lao động có kỹ năng, doanh nhân có khả năng kinh doanh tốt, truyền thống và văn hóa kinh doanh, hệ thống luật pháp và bộ máy hành chính hiệu quả, lãnh đạo có tầm nhìn và khả năng hoạch định chính sách. Sau hơn 30 năm, những nhược điểm này được khắc phục phần nào nhưng nhìn chung vẫn còn phổ biến. Việt Nam thiếu nhiều điều kiện cần thiết để trở thành một cường quốc kinh tế trừ vị trí địa lý và một số điều kiện tự nhiên thuận lợi.
 
== Đổi Mớimới chính trị ==
[[File:Bandroll1.jpg|thumb|Biểu ngữ tuyên truyền nhân quyền tại Việt Nam có nội dung "''Không ai bị phân biệt đối xử trong đời sống chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội''"]]
Việt Nam thực hiện Đổi Mới kinh tế đồng thời vẫn giữ nguyên mô hình chính trị cũ nhưng có cải cách trên nhiều phương diện như tăng cường vai trò của cơ quan lập pháp<ref>[http://www.tapchicongsan.org.vn/Home/Xay-dung-nha-nuoc-phap-quyen/2014/25793/Doi-moi-nang-cao-chat-luong-cong-tac-lap-phap-cua-Quoc.aspx Đổi mới, nâng cao chất lượng công tác lập pháp của Quốc hội], Tạp chí Cộng sản, 10/2/2014</ref>; cải cách hành chính theo hướng giảm bớt số nhân viên hành chính và tinh giản các thủ tục hành chính<ref>NGHỊ QUYẾT Số: [https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chinh/Nghi-quyet-30c-NQ-CP-Chuong-trinh-tong-the-cai-cach-hanh-chinh-nha-nuoc-131576.aspx 30c/NQ-CP] BAN HÀNH CHƯƠNG TRÌNH TỔNG THỂ CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC GIAI ĐOẠN 2011 - 2020</ref>; cải cách tư pháp để tiếp cận gần hơn với nền tư pháp của thế giới<ref>[http://www.tapchicongsan.org.vn/Home/Xay-dung-nha-nuoc-phap-quyen/2011/13576/Day-manh-cai-cach-tu-phap-dap-ung-yeu-cau-nhiem-vu.aspx Đẩy mạnh cải cách tư pháp đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước], Tạp chí Cộng sản, 11/11/2011</ref>; tăng cường dân chủ như lấy ý kiến nhân dân trong quá trình lập hiến và lập pháp, tiếp xúc, đối thoại với các tầng lớp nhân dân, minh bạch hóa các hoạt động nhà nước... Theo Báo cáo môi trường kinh doanh 2018 của World Bank, trong giai đoạn 2002-2017, Việt Nam là nước có nhiều cải cách nhất thế giới (39 cải cách) để cải thiện môi trường kinh doanh<ref>[http://vietnamnet.vn/vn/kinh-doanh/dau-tu/moi-truong-kinh-doanh-viet-nam-1-trong-2-nuoc-cai-cach-nhieu-nhat-15-nam-qua-408160.html Việt Nam: 1 trong 2 nước cải cách nhiều nhất 15 năm qua], Vietnamnet, 01/11/2017</ref>. Ở Việt Nam bắt đầu phổ biến khái niệm ''Nhà nước kiến tạo'' trong đó nhà nước sẽ không làm thay thị trường mà định hướng và hỗ trợ thị trường hoạt động hiệu quả hơn; hỗ trợ các doanh nghiệp và các ngành kinh tế phát triển tốt hơn<ref>[http://lyluanchinhtri.vn/home/index.php/bai-noi-bat/item/2050-nha-nuoc-kien-tao-phat-trien-khai-niem-va-thuc-te.html Nhà nước kiến tạo phát triển - khái niệm và thực tế], 26 Tháng 6 2017, Tạp chí Lý luận chính trị</ref><ref>[http://www.qdnd.vn/kinh-te/cac-van-de/bai-2-nha-nuoc-kien-tao-phat-trien-tai-viet-nam-506354 Nhà nước kiến tạo phát triển tại Việt Nam], Báo Quân đội nhân dân, 03/05/2017</ref> tuy nhiên chất lượng của bộ máy nhà nước Việt Nam hiện nay bị đánh giá là chưa đủ sức thực hiện vai trò kiến tạo mà đang cản trở nền kinh tế phát triển<ref>[https://vtc.vn/tien-si-nguyen-si-dung-nha-nuoc-kien-tao-la-nha-nuoc-khong-hanh-dan-d333975.html Tiến sĩ Nguyễn Sĩ Dũng: ‘Nhà nước kiến tạo là nhà nước không hành dân’], 29/07/2017, BÁO ĐIỆN TỬ VTC NEWS</ref><ref>[http://dantri.com.vn/kinh-doanh/ts-nguyen-dinh-cung-nha-nuoc-kien-tao-ai-cung-noi-nhung-khong-ai-lam-20170613161809501.htm TS Nguyễn Đình Cung: Nhà nước kiến tạo, ai cũng nói nhưng không ai làm], Báo điện tử Dân trí, 13/06/2017</ref>. Việt Nam vẫn chưa xây dựng được một bộ máy nhà nước trong sạch và hiệu quả. Điều này ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của Việt Nam, khiến dân chúng bất mãn và uy tín của [[Đảng Cộng sản Việt Nam]] sa sút,<ref>[http://www.tapchicongsan.org.vn/Home/Nghiencuu-Traodoi/2016/39849/Cung-co-va-giu-vung-long-tin-chinh-tri-cua-nhan-dan.aspx Củng cố và giữ vững lòng tin chính trị của nhân dân với Đảng], 15/7/2016, Tạp chí Cộng sản</ref><ref>[http://www.tapchicongsan.org.vn/Home/Nghiencuu-Traodoi/2016/40378/Nang-cao-chat-luong-dang-vien-Van-de-cot-loi-de.aspx Nâng cao chất lượng đảng viên - Vấn đề cốt lõi để xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh trong tình hình hiện nay], 19/8/2016, Tạp chí Cộng Sản</ref><ref>[http://truongchinhtrina.gov.vn/ArticleDetail.aspx?_Article_ID=407 Uy tín của cán bộ, đảng viên trong giai đoạn hiện nay], Nguyễn Thị Khoa, Trường Chính Trị Nghệ An</ref> khiến họ bị chỉ trích và dẫn đến tình trạng "''nhạt Đảng, khô Đoàn, xa rời chính trị''"<ref>[https://vnexpress.net/tin-tuc/thoi-su/tong-bi-thu-tranh-nhat-dang-kho-doan-xa-roi-chinh-tri-3682756.html Tổng bí thư: 'Tránh nhạt Đảng, khô Đoàn, xa rời chính trị'], 11/12/2017, VnExpress</ref>. Việc đàn áp những người chỉ trích chỉ khiến Đảng Cộng sản Việt Nam bị phản đối và uy tín của họ xuống thấp hơn nữa<ref>[https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/vchr-denounces-vietnam-s-use-of-national-security-provisions-to-deprive-citizens-of-their-fundamental-rights-10262017094303.html Việt Nam bị lên án vì sử dụng điều khoản ‘an ninh quốc gia’ để đàn áp người dân], 2017-10-26, RFA</ref><ref>[https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/members-of-european-parliament-call-for-release-of-all-citizen-journalists-12142017112813.html Quốc hội châu Âu đòi Việt Nam trả tự do cho các nhà báo công dân], 2017-12-14, RFA</ref>. Ông Vũ Minh Khương, thuộc trường Chính sách công Lý Quang Diệu, nhận xét "''Rõ ràng tôn trọng kinh tế thị trường và tư nhân là chúng ta không đói. Hội nhập với thế giới là chúng ta khấm khá lên. Nhưng để đi đến phồn vinh thì chúng ta cần một bộ máy gọi là Nhà nước kiến tạo phát triển, tức là rất tâm huyết với sự nghiệp phát triển, rất chuyên nghiệp và rất có trình độ''<ref name="minhkhuong">[http://cafef.vn/pgsts-vu-minh-khuong-nhung-quoc-gia-phat-trien-than-ky-nhu-singapore-han-quoc-deu-xuat-phat-tu-nguoi-dung-dau-khoc-truoc-so-phan-cua-dan-toc-20180120120249009.chn PGS.TS Vũ Minh Khương: Những quốc gia phát triển thần kỳ như Singapore, Hàn Quốc đều xuất phát từ người đứng đầu "khóc trước số phận của dân tộc"], 20-01-2018, cafef</ref>". Sau hơn 7 thập kỷ độc lập, Việt Nam vẫn đang trong quá trình xây dựng và hoàn thiện bộ máy nhà nước.
 
Trong quá trình Đổi Mớimới Việt Nam luôn đưa mục tiêu giữ vững độc lập, tự chủ và ổn định chính trị lên hàng đầu để bảo đảm sự thành công của Đổi Mớimới<ref name="duyquy"/>. Việt Nam vẫn chưa chấp nhận nền dân chủ theo mô hình phương Tây và vẫn đàn áp các cá nhân chỉ trích nhà nước hoặc đòi đa nguyên đa đảng tuy rằng những cá nhân này chưa chứng tỏ được họ đủ năng lực thay đổi bất cứ điều gì hoặc có thể làm tốt hơn nhà nước hiện nay. Mặc dù vậy ngay trong nội bộ Đảng Cộng sản Việt Nam đã xuất hiện tình trạng "''phai nhạt lý tưởng cách mạng; dao động, giảm sút niềm tin vào mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hoài nghi, thiếu tin tưởng vào chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Xa rời tôn chỉ, mục đích của Đảng; không kiên định con đường đi lên chủ nghĩa xã hội; phụ họa theo những nhận thức lệch lạc, quan điểm sai trái.''"<ref>[https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chinh/Nghi-quyet-04-NQ-TW-xay-dung-Dang-ngan-chan-suy-thoai-tu-tuong-chinh-tri-dao-duc-loi-song-2016-332531.aspx NGHỊ QUYẾT HỘI NGHỊ LẦN THỨ TƯ BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG ĐẢNG KHOÁ XII VỀ TĂNG CƯỜNG XÂY DỰNG, CHỈNH ĐỐN ĐẢNG; NGĂN CHẶN, ĐẨY LÙI SỰ SUY THOÁI VỀ TƯ TƯỞNG CHÍNH TRỊ, ĐẠO ĐỨC, LỐI SỐNG, NHỮNG BIỂU HIỆN “TỰ DIỄN BIẾN”, “TỰ CHUYỂN HOÁ” TRONG NỘI BỘ], ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM, ngày 30 tháng 10 năm 2016</ref> Vấn đề dân chủ và đổi mới chính trị là một vấn đề tạo ra nhiều ý kiến khác nhau trong xã hội cũng như trong nội bộ Đảng Cộng sản Việt Nam. Ông [[Nguyễn Văn An]] cho rằng "''có ý kiến cho rằng Cách mạng dân tộc dân chủ của ta chưa hoàn thành cơ bản, chúng ta mới làm được phần Cách mạng dân tộc, đánh đuổi thực dân, đế quốc, giành lại độc lập cho dân tộc; còn phần Cách mạng dân chủ thì mới làm được một phần, mới đánh đổ vua chúa phong kiến, còn rất nhiều nội dung của Cách mạng dân chủ chúng ta chưa làm được, đến tận ngày nay vẫn còn nhiều vấn đề về dân chủ chúng ta cũng chưa làm được. Lâu nay chúng ta quan niệm bỏ qua giai đoạn tư bản chủ nghĩa, tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hội. Không hiểu mệnh đề này có còn phù hợp với tình hình hiện nay và tới đây không? Chúng ta chuyển ngay sang cách mạng xã hội chủ nghĩa là theo lý thuyết có tính tiền đề rằng, các nước kém phát triển có thể bỏ qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa, tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hội, nếu được sự giúp đỡ vô tư trên tinh thần anh em của những nước xã hội chủ nghĩa hùng cường. Tiền đề quan trọng đó trước đây và hiện nay là chưa có thật. Có lẽ đây chính là cái gốc ban đầu dẫn đến cái lỗi hệ thống''"<ref>Nguyên Chủ tịch QH khuyến nghị đổi mới hệ thống chính trị, 08/12/2010, Tuần Việt Nam</ref>. Theo ông [[Vũ Khoan]]: "''kinh tế Việt Nam năm 1986 lạm phát tới gần 800%, người dân Việt Nam rất đói theo nghĩa đen, nên Việt Nam phải ưu tiên đổi mới kinh tế nhằm cứu lấy dân tộc. Hơn nữa, không thể đổi mới được bất cứ cái gì trong một xã hội hỗn loạn. Việt Nam cũng rút ra bài học kinh nghiệm từ thực tế ở Liên Xô và Đông Âu lúc đó. Vả lại, đổi mới chính trị là một quá trình vô cùng phức tạp, liên quan đến rất nhiều người, vả lại, chưa có tiền lệ và mô hình. Vì vậy, Việt Nam phải đổi mới dần từng bước, vừa đổi mới, vừa xác định mô hình''<ref>[http://vietnamnet.vn/vn/tuanvietnam/tieudiem/30-nam-doi-moi-ong-vu-khoan-ban-ve-doi-moi-chinh-tri-333312.html Ông Vũ Khoan bàn về đổi mới chính trị], 11/10/2016, Vietnamnet</ref>". Nhìn chung nhà nước Việt Nam đã có nhiều nỗ lực cải cách chính trị và dân chủ hóa đất nước ở mức không đe dọa tới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.
* Theo quan điểm của [[Đảng Cộng sản Việt Nam]] thì Đổi Mới không phải là từ bỏ việc thực hiện [[chủ nghĩa xã hội]], Đảng Cộng sản Việt Nam vẫn giữ quyền lãnh đạo duy nhất. Đổi Mới chỉ là [[thời kỳ quá độ]] đi lên [[chủ nghĩa xã hội]].
* Trên lĩnh vực [[đối ngoại]], Việt Nam chuyển từ chú trọng quan hệ hợp tác với các nước xã hội chủ nghĩa sang chú trọng quan hệ hợp tác đa phương, làm bạn với tất cả các nước, trên quan điểm bình đẳng, cùng có lợi, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau. Việt Nam đã bình thường hóa quan hệ với Mỹ, gia nhập các tổ chức khu vực ASEAN, APEC, WTO...