Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Hiếu Trang Duệ Hoàng hậu”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 58:
Thái thượng hoàng phục tịch, lập con trai của [[Hiếu Túc hoàng thái hậu|Chu Quý phi]] là Chu Kiến Thâm làm [[Hoàng thái tử]], Tiền hậu là kết tóc thê tử, dĩ nhiên có đủ tư cách trở lại vị trí Hoàng hậu. Thế nhưng vì Tiền hậu đã tàn tật nghiêm trọng, lại không có hoàng tử, trong khi Chu Quý phi sinh hạ Hoàng thái tử, nôn nóng thay thế Tiền hoàng hậu trở thành Trung cung.
 
Thật mau, có thái giám tên Tưởng Miện nói nhỏ to với Tôn Thái hậu: "''"Tiền hoàng hậu không con lại tàn phế, không thích hợp đảm đương vị trí Hoàng hậu. Chi bằng thay lập Chu phi làm Hoàng hậu, như vậy mới không làm mất mặt mũi Đại Minh vương triều."''." Tôn Thái hậu nghe xong cũng cảm thấy cực kỳ có lý, có ý định phế bỏ Tiền hậu.<ref>很快,就有一个叫蒋冕(嘉靖年间的宰相蒋冕不幸与之同名)的太监出场了。他向孙太后进言道:“钱皇后既无子又残废,不合适当皇后,应该让周皇贵妃升为皇后,才不失大明王朝的面子。”孙太后听了也觉得甚有道理。</ref>. Anh Tông nghe được đại nộ, cắt chức Tưởng Miện, đồng thời ra chỉ phục hồi nguyên trạng vị trí trước đây. Chu Quý phi tham vọng cũng vì thế tiêu tan.
 
Gia đình họ Tiền sau sự biến tiêu tan gần sạch, chỉ còn có vợ của Tiền Chung khi đó mang thai, sỉnh ra một con trai tên [[Tiền Hùng]] (钱雄). Minh Anh Tông đặc biệt quan tâm đứa cháu bên vợ, thăng đến ''"Đô đốc Đồng tri"''. Để tăng thêm phần long trọng, Anh Tông còn muốn truy phong cho hai anh em của Tiền hậu, để Tiền Hùng trở thành chân chính Quý thích, nhưng Tiền hậu vẫn mãi chối từ.
Dòng 66:
Năm Thiên Thuận thứ 8 ([[1464]]), [[tháng 12]], Minh Anh Tông đã mắc bệnh. Đến ngày 6 [[tháng giêng]], đã không thể thượng triều, phải truyền Thái tử đến [[Văn Hoa điện]] sử lý quốc sự. Ngày 16 tháng ấy, biết mình không thể qua khỏi, Minh Anh Tông trước mặt bá quan công bố di chiếu, rồi băng hà. Di chiếu cho Hoàng thái tử Chu Kiến Thâm kế vị, tức [[Minh Hiến Tông]].
 
Minh Anh Tông đối với việc Phế lập Tiền hậu khi trước, sớm đã không vừa mắt Chu Quý phi, nhưng vì địa vị của Thái tử mà bỏ qua không so đo, cũng một phần vì không nghĩ mình sẽ qua đời sớm. Vào lúc này, Anh Tông sợ mình băng hà thì Chu phi sẽ gây khó dễ Tiền hậu, nên trước khi lâm chung đã nói với Thái tử: "''"Hoàng hậu danh vị đã định, phải tẫn hiếu thiên niên."''<ref>皇后名位素定,当尽孝以终天年</ref>. Nhưng Anh Tông chính là không yên tâm Chu phi sẽ tác oai tác oái, khiến Thái tử sợ mẹ mà làm bậy, bèn quyết định kéo tay Đại học sĩ [[Lý Hiền (nhà Minh)|Lý Hiền]] mà dặn dò: "''"Sau khi Tiền hoàng hậu thiên thu, phải cùng Trẫm hợp táng."''<ref>这样说了之后,英宗仍然觉得不放心,怕儿子终会屈服于生母的意志。于是他又紧拉着大学士、顾命大臣李贤的手,反复叮咛:“钱皇后千秋万岁后,与朕同葬。”李贤流着眼泪退出英宗的寝宫,将这句话添在了遗诏册上。</ref>. Đại học sĩ Lý Hiền khóc không thành tiếng, cũng lấy lời này viết lên di chiếu.
 
Hiến Tông tôn Chu Quý phi làm [[Hoàng thái hậu]], theo lời mách của các thái giám nịnh nọt, ông định chỉ duy nhất một Hoàng thái hậu là Chu phi. Bản thân Chu phi cũng sai người đến phòng Nội các phủ dụ: "''"Tiền hoàng hậu tàn phế, lại không con, làm gì có tư cách làm Hoàng thái hậu? Chi bằng chỉ nên tôn lập Chu Quý phi, còn Tiền hậu nên theo lệ Tuyên Tông Hồ hoàng hậu trước đây mà phế bỏ."''." Các Đại học sĩ trong triều, đứng đầu là Lý Hiền ra sức phản đối, lấy lý do Anh Tông đã phủ dụ trên di chức tôn Tiền hoàng hậu làm Hoàng thái hậu. Đại học sĩ [[Bành Thời]] (彭時) cảm thán: "''"Liệt tổ liệt tông cùng thiên địa thần linh ở trên trời nhìn xem, Hoàng thượng đã lấy hiếu trị thiên hạ, há chỉ có tôn mẹ đẻ không tôn mẹ cả”''. Do vậy, dưới áp lực của triều thần, Chu Quý phi bèn khóc lóc đến con trai là Hiến Tông để ra mặt, nhưng bản thân Hiến Tông cũng cảm thấy các đại thần có lý. Chu phi bèn tức tối, miễn cưỡng chấp nhận.
 
Đối với việc Chu Quý phi quá quắc, ỷ mình là sinh mẫu mà đòi phế Tiền hậu, trong khi Tiền hậu do Anh Tông qua đời mà không tiếc ăn uống, không màng thế sự, còn Chu Quý phi chưa gì đã nhanh nhẹn muốn tranh vị, các đại thần trở nên bất mãn. Đại học sĩ Bành Thời nhanh chóng nói: "''"Lưỡng cung đồng tôn Hoàng thái hậu, e rằng sẽ khó phân biệt. Nên tôn huy hiệu riêng cho Tiền hoàng hậu để phá lệ hơn thấp."''." Do vậy, các đại thần để phân biệt giữa Đích Thái hậu (Tiền thị) và Thứ Thái hậu (Chu thị), Đại học sĩ Lý Hiền kiến nghị chỉ tôn phong hiệu cho Tiền hoàng hậu.
 
Thành Hóa nguyên niên, [[tháng 3]], tức 2 tháng sau khi Anh Tông băng hà, triều thần tôn Tiền hoàng hậu là Hoàng thái hậu, gọi là '''Từ Ý hoàng thái hậu''' (慈懿皇太后), còn Chu Quý phi chỉ là Hoàng thái hậu, mà không có tôn hiệu, như mẹ của Minh Đại Tông là [[Ngô hiền phi (Minh Tuyên Tông)|Ngô Hiền phi]] trước đây.
Dòng 86:
Năm Thành Hóa thứ 4 ([[1468]]), [[26 tháng 6]] (âm lịch), Tiền Thái hậu qua đời, thọ 42 tuổi. Theo di chiếu, Tiền Thái hậu là người duy nhất có thể hợp song táng cùng Anh Tông vào [[Dụ lăng]], nhưng dự định này khiến Chu Thái hậu tức giận, yêu cầu Hiến Tông xây chỗ khác mà an táng Tiền Thái hậu, chỉ một mình Chu Thái hậu tương lai có thể hợp táng với Anh Tông.
 
Hiến Tông răm rắp nghe theo mẹ đẻ, tìm đủ loại lý do để không theo di chiếu của Tiên hoàng. Khi triệu quần thần đến bàn việc mai táng Tiền Thái hậu, Đại học sĩ Bành Thời lập tức lên tiếng: "''"Tiền Hoàng thái hậu hợp táng cùng Tiên hoàng đế, cùng phụ thờ Thái miếu, đấy là sự tình đã định trước rồi, còn cần nghị luận gì nữa?"''. Hiến Tông gián đoạn hội nghị, hôm sau khi triệu quần thần, Bành Thời vẫn tiếp tục chủ trương như vậy khiến Hiến Tông khó xử, bèn nói: ''"Khanh nói thế há Trẫm không biết sao? Nhưng nếu phụ táng Tiền Thái hậu cùng Hoàng khảo, thì tương lai Mẫu hậu của Trẫm biết táng ở đâu?"''.
 
Đại học sĩ Bành Thời bất mãn trước thái độ cúi mình của Hiến Tông trước mẹ đẻ mà đang tâm phá hoại lễ nghi, bèn nói: "''"Hoàng thượng phụng hiếu Lưỡng cung Thái hậu, sớm đã có tiếng Thánh đức. Mà muốn hoàn thành mỹ đức, ắt phải tuân thủ lễ nghi."''." Nội các đại thần [[Thượng Lộ (nhà Minh)|Thượng Lộ]] (商辂) cũng nói: "''"Nếu không hợp táng Tiền Thái hậu vào Dụ lăng, thì về sau sẽ tổn hại thánh danh của hoàng thượng."''." Đại học sĩ [[Lưu Định Chi]] (刘定之) cũng góp lời: "''"Đạo hiếu thuận quý ở đại nghĩa, mà không nghe theo cái nhất thời của thân thích."''
 
Đến lúc triều thần quá ép buộc, Hiến Tông bèn xuống nước: "''"Yêu cầu của mẹ ruột không thể hoàn thành, liệu còn có thể xem là hiếu tử sao?"''. Bành Thời liền kiến nghị: "''"Có thể táng Tiền Thái hậu bên trái Tiên đế, còn chỗ bên phải tương lai sẽ dành cho Chu Thái hậu"''. Liền lập tức, các đại thần hơn 99 người thượng tấu: "''"Tiền Thái hậu là hôn phối của Tiên đế, chính vị trung cung, bệ hạ tôn làm Thái hậu, chiếu kỳ thiên hạ. Tiên đế toàn vợ chồng chi luân, bệ hạ tẫn mẫu tử chi ái. Nay tử cung đáng hợp táng Dụ lăng, chủ đương Phụ miếu. Nay nghe việc hợp táng còn chần chừ, thần đẳng thật hoài nghi. Trộm gọi Hoàng thượng chần chờ như vậy, tất lấy đương kim Hoàng thái hậu vạn thọ (ý chỉ qua đời) về sau, cùng Tiên đế đồng tôn, không theo di chúc Tiên đế, không hợp quy chế tổ tông. Khảo với điển cổ, [[Hán Văn Đế]] tôn sở mẹ đẻ [[Bạc phu nhân|Bạc Thái hậu]], mà [[Lữ hậu|Lữ Thái hậu]] vẫn phụ táng Trường lăng. [[Tống Nhân Tông]] truy tôn mẹ đẻ [[Lý Thần phi (Tống Chân Tông)|Lý Thần phi]], mà [[Lưu Nga (Bắc Tống)|Lưu Thái hậu]] vẫn phụ Thái miếu"''.
 
Minh Hiến Tông khổ sở giải bày: "''"Các khanh lời nói đều có lý, nhưng các khanh cũng nên thương cảm trẫm. Trẫm nhiều lần đến mẫu hậu khuyên giải, nhưng mẫu hậu đều không thuận theo. Nếu không làm theo đại lễ thì trẫm bất hiếu, nếu không nghe theo mẫu hậu cũng là bất hiếu. Làm thế nào cho phải?"''. Công khanh đại thần đối với ''sự hiếu đạo không có lập trường'' của Hiến Tông mà bất mãn, Chiêm sự [[Kha Tiềm]] (柯潜), Chấp sự trung [[Ngụy Nguyên]] (魏元) cùng Lễ bộ thượng thư [[Diêu Quỳ]] (姚夔) lãnh đạo các đại thần, hơn 450 tấu sớ dâng lên yêu cầu hợp táng Tiền Thái hậu vào Dụ lăng. Chu Thái hậu biết tin này cực kỳ phẫn nộ.
 
Đối với hành động trắng trợn quái ác của Chu Thái hậu, Chấp sự trung Ngụy Nguyên cùng đồng liêu hơn 39 người, Ngự sử [[Khang Doãn Thiều]] (康允韶) cùng đồng liêu hơn 41 người quyết định đòi lại công đạo cho Tiền Thái hậu, ngay khi hạ triều liền ở ngoài Văn Hoa điện quỳ khóc. Bắt đầu một chiến dịch đình công trong triều đình để buộc Chu Thái hậu đồng ý việc hợp táng của Tiền Thái hậu. Đó là [[tháng 6]] âm lịch, trời Bắc Kinh nắng hạ, quần thần 99 người quỳ từ giờ Tỵ (tức 9 giờ đến 11 giờ buổi sáng) đến giờ Thân (tức khoảng 5 giờ chiều), khóc lóc thảm thiết bao trùm toàn bộ hậu cung. Chu Thái hậu nhiều lần bắt Hiến Tông buộc quần thần thoái lui, nhưng họ kiêng quyết: "''"Không có ý chỉ hợp táng Tiền Thái hậu thì không dám lui"''.
 
Chu Thái hậu không ngờ một Tiền thị tàn phế lại có thể khiến các đại thần đồng lòng đòi công đạo, nên cảm thấy ức chế nhưng vẫn không còn cách nào khác gật đầu việc hợp táng của Tiền Thái hậu. [[Tháng 7]] năm đó, Minh Hiến Tông chính thức dâng [[thụy hiệu]] cho Tiền Thái hậu là '''Hiếu Trang Hiến Mục Hoằng Huệ Hiển Nhân Cung Thiên Khâm Thánh Duệ hoàng hậu''' (孝莊獻穆弘惠顯仁恭天欽聖睿皇后).