Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Phật giáo”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Rondano (thảo luận | đóng góp)
Không có tóm lược sửa đổi
Rondano (thảo luận | đóng góp)
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 14:
Phật giáo Nguyên thủy phát triển mạnh ở [[Sri Lanka]] và [[Đông Nam Á]] ([[Thái Lan]], [[Lào]], [[Campuchia]], [[Myanmar]]). Đại thừa phát triển ở Đông Á ([[Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa|Trung Quốc]], [[Hàn Quốc]], [[Nhật Bản]], [[Đài Loan]], [[Việt Nam]], [[Singapore]]) và bao gồm nhiều phân nhánh nhỏ hơn như [[Tịnh độ tông]], [[Thiền tông]], [[Thiên thai tông]]. Còn Kim cương thừa phát triển ở [[Tây Tạng]], [[Mông Cổ]] và [[Bhutan]]. Mặc dù phát triển chủ yếu ở châu Á, nhưng hiện nay Đạo Phật được tìm thấy ở khắp thế giới. Ước tính số người theo đạo Phật vào khoảng 350 triệu đến 1,6 tỷ người.
 
Phật giáo là một tôn giáo mang tính duy lý và vô thần. Hệ thống giáo lý của Phật giáo không hướng đến sự sùng bái thần linh mà hướng đến nhận thức [[chân lý]] hay còn gọi là [[giác ngộ]]. Chính sự nhận thức đúng đắn bản ngã và thế giới xung quanh sẽ giúp con người được giải thoát. Các trường phái Phật giáo khác nhau ở quan điểm về bản chất của con đường đưa đến giải thoát, tính chính thống của các bài giảng đạo và kinh điển, đặc biệt là ở phương thức tu tập. Vì hướng đến việc nhận thức đúng đắn bản ngã và thế giới khách quan nên hệ thống triết lý Phật giáo chứa đựng nhiều quan điểm [[bản thể luận]] và [[nhận thức luận]]. Siêu hình học trong triết học Phật giáo đã phát triển đến một trình độ cao. Với Phật giáo, triết học Ấn Độ đã đi trước triết học phương Tây trên 1000 năm. Tại phương Tây, đến [[thời kỳ Khai sáng]] triết học mới đạt đến trình độ nhận thức của triết học Ấn Độ. Cũng như [[Nho giáo]] và triết học phương Tây hiện đại, Phật giáo là một hệ thống triết học mang tính khai sáng nhằm hướng con người đến Chân - Thiện - Mỹ.
 
== Giáo lý cốt lõi ==