Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Giác ngộ trong Phật giáo”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Rondano (thảo luận | đóng góp)
Không có tóm lược sửa đổi
Rondano (thảo luận | đóng góp)
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 5:
 
Dù rằng cái thể của tính Không là một, nhưng người ta cho rằng có nhiều mức độ giác ngộ khác nhau. Nếu so sánh giác ngộ như phá vỡ một bức tường, thì có mức giác ngộ như chỉ hé mở một lỗ nhỏ và giác ngộ như Phật Thích-ca là phá vỡ hoàn toàn bức tường đó. Có vô vàn khác nhau giữa các mức giác ngộ, biểu hiện bằng sự rõ ràng chính xác của thiền giả đạt được. Dựa trên kinh nghiệm của các bậc giác ngộ, thế giới của sự giác ngộ không hề khác với thế giới hiện tượng của chúng ta, tất cả đều là một, Hiện tượng-Tính không, Tương đối-Tuyệt đối. Kinh nghiệm về cái tất cả là một này chính là kinh nghiệm về thể tính tuyệt đối đó. Trong ''[[Bát-nhã-ba-la-mật-đa tâm kinh|Bát-nhã ba-la-mật-đa tâm kinh]]'' (sa. ''mahāprajñāpāramitā-hṛdaya-sūtra'') chỉ rõ "sắc tức là không, không tức là sắc", tức là không hề có hai thế giới. Nhờ tình trạng giác ngộ sâu xa, hành giả từ bỏ được cái Ngã. Trong [[Thiền tông]], một khi cái ngã đã chết ("đại tử") thì "đời sống" mới bắt đầu, đó là một cuộc sống tự tại và an lạc.
 
Phật Thích Ca Mâu Ni trả lời câu hỏi của đạo sĩ Brahmayu "''Làm thế nào để được gọi là Phật, một Bậc Giác ngộ?''". Phật trả lời:
 
"''Những gì cần biết rõ, Ta đã biết rõ.''
 
''Những gì cần từ bỏ, Ta đã từ bỏ.''
 
''Những gì cần tu tập. Ta đã tu tập.''
 
''Do vậy, này Vị đạo sĩ, Ta là Phật''"
 
:::Trích Trung Bộ, kinh 91
 
Một câu hỏi được rất nhiều người mộ đạo đặt ra cụ thể là: nhờ đâu mà người ta có thể nhận ra được một Thánh nhân, một Bậc giác ngộ - với những giác quan của một "[[phàm phu]]" - và theo người đó tu tập? Sách vở thường nói rằng, chỉ có một Bậc giác ngộ mới nhận ra một Bậc giác ngộ, nhưng kinh nghiệm chung cho thấy, người bình thường cũng có khả năng nhận ra được một người đã đạt một cấp bậc siêu việt trên con đường tu tập qua các biểu hiện, qua bầu không khí xung quanh người đó. Đó là một khung cảnh thái bình, tịnh tịch mà người nào cũng có thể cảm nhận được, ngay cả thú rừng. Trong khung cảnh này thì tâm của con người không còn bị những câu hỏi, hồ nghi quấy nhiễu - không phải vì chúng được giải đáp mà vì chúng đã tự biến mất, tự huỷ diệt trong cái tĩnh mịch vô biên của chân như. Trong đoạn văn dịch sau đây - do một triết gia người Đức Veltheim-Ostrau viết - miêu tả cảm giác của ông trong bầu không khí và những hiện tượng xung quanh một Bậc giác ngộ hiện đại, đó là Śrī Ramana Mahārishi ([[1897]]-[[1950]]) tại Tiruvannamalai, núi Arunāchala ở miền Nam [[Ấn Độ]] (''mahārṣi'' dịch sát nghĩa là Đại Thấu Thị, một Đại nhân đã nhìn thấu suốt vạn sự):