Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Khmer Đỏ”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Uoat365 (thảo luận | đóng góp)
Không có tóm lược sửa đổi
Rondano (thảo luận | đóng góp)
Dòng 164:
So với các đảng cộng sản khác đang nắm chính quyền thì đảng Cộng sản Campuchia khá non trẻ. Họ không có một quá trình phát triển lâu dài trước khi nắm chính quyền, không có những phân tích lý luận, thảo luận hay tranh luận với các khuynh hướng chính trị - tư tưởng khác tại Campuchia. Họ mau chóng nắm được chính quyền do Mỹ rút khỏi Đông Dương trong khi trình độ lý luận và kinh nghiệm chính trị của họ còn xa mới bằng trình độ của các đảng lớn khác khi giành được chính quyền. Tuy nhiên họ lại có tham vọng thực nghiệm những ý tưởng cải tạo xã hội đơn giản và cực đoan một cách quyết liệt và nhanh chóng bỏ qua mọi bước quá độ mà các đảng cộng sản khác trên thế giới đều từng trải qua khi cải cách xã hội. Khieu Samphan, người có bằng tiến sĩ kinh tế đồng thời là nhà tư tưởng của Khmer Đỏ, cho rằng cách mạng phải do giai cấp nông dân lãnh đạo. Con người vốn là tốt, nhưng đã bị nền văn minh làm cho hư hỏng; xã hội công nghiệp càng văn minh thì con người càng hư hỏng. Vì vậy chỉ cần một hệ thống xã hội thật đơn giản với một nền kinh tế chủ yếu dựa trên nông nghiệp, tự cung tự cấp để duy trì sự “trong sạch và sự lành mạnh” của con người dưới sự lãnh đạo của một nhóm nhỏ trí thức ưu tú. Nhóm ưu tú sẽ làm công việc suy nghĩ thay cho tất cả, quần chúng chỉ làm công việc lao động. Những ý tưởng này được ban lãnh đạo Khmer Đỏ áp dụng vội vã mà không đem ra thảo luận công khai, rộng rãi trong toàn đảng. Khi nắm quyền lực, Khmer Đỏ đã tiến hành một chương trình quyết liệt gồm việc cách ly đất nước khỏi ảnh hưởng từ nước ngoài, đóng cửa trường học, bệnh viện và nhà máy, xóa bỏ ngân hàng, tài chính và tiền tệ, đặt ra ngoài vòng pháp luật mọi tôn giáo, tịch thu tất cả [[tài sản tư nhân]] và tái bố trí nhân dân từ các khu đô thị về các [[nông trang hợp tác xã]] nơi có tình trạng cưỡng bức lao động trên diện rộng. Mục tiêu của chính sách này nhằm biến người dân Campuchia trở thành "Người Cổ" thông qua lao động nông nghiệp. Những hành động này dẫn tới những cái chết hàng loạt vì hành quyết, làm việc quá sức, ốm yếu và đói khát.
 
Những khẩu hiệu khác, ám chỉ tới [[Dân tộc Mới]], là: "''Giữ mày cũng không có lợi. Giết mày cũng chẳng thiệt gì''".<ref>{{chú thích sách |title=Le Cambodge |last=Crochet |first=Soizick |year=1997 |publisher=Karthala |location=Paris |isbn=2-86537-722-9 |url=http://books.google.fi/books/about/Le_Cambodge.html?id=EAAznFz3OoMC |accessdate = ngày 20 tháng 12 năm 2011}}</ref> Triết lý của Khmer Đỏ đã phát triển cùng với thời gian. Khmer Đỏ đã nỗ lực biến Campuchia thành một xã hội mộtthuần tầng lớpnhất bằng cách tản cư hoàn toàn dân cư thành thị và buộc họ ("Người Mới") vào các [[hợp tác xã nông nghiệp|làng xã]] nông thôn. Toàn bộ dân số bị buộc phải trở thành những người nông dân trong các [[trại lao động]]. Tại Phnom Penh và các thành phố khác, Khmer Đỏ nói với [[dân chúng]] rằng họ sẽ chỉ bị chuyển đi "hai hay ba kilômét" ra ngoài thành phố và sẽ quay lại trong "hai hay ba ngày". Một số nhân chứng nói họ đã được ra lệnh di tản bởi "mối đe dọa từ những cuộc ném bom của Mỹ " và rằng họ không cần khóa cửa bởi Khmer Đỏ sẽ "chăm lo mọi thứ" cho tới khi họ quay lại. Đây không phải là những cuộc sơ tán dân thường đầu tiên của Khmer Đỏ. Những cuộc sơ tán tương tự mà dân chúng không được đem theo tài sản đã diễn ra ở mức độ nhỏ hơn ngay từ đầu thập niên 1970. Nghị quyết Hội nghị Ban Thường vụ Trung ương Đảng Cộng sản Campuchia ngày 15 tháng 10 năm 1975 nhận định: "Đường lối di dân của chúng ta là quan trọng nhất sau ngày 17-4-1975. Làm việc này, chúng ta thủ tiêu được mọi lực lượng chống đối, làm chủ đất nước 100%."<ref>[http://thegioi.baotintuc.vn/the-gioi/anhung-canh-dong-chet-20140104090553808.htm 'Những cánh đồng chết']</ref><ref>[http://119.15.167.94/qdndsite/vi-vn/61/43/phong-su/su-nghiep-quoc-te-cao-ca-cua-nhan-dan-viet-nam-trong-the-ky-xx/45633.html Sự nghiệp quốc tế cao cả của nhân dân Việt Nam trong thế kỷ XX ]</ref>
 
Trong bốn năm cầm quyền, Khmer Đỏ đã bắt dân chúng làm việc quá sức trong tình trạng đói khát, cùng lúc họ hành quyết các nhóm dân chúng đã được lựa chọn, những người có khả năng gây hại cho nhà nước mới (gồm cả [[trí thức]] hay thậm chí những người có dấu hiệu có học thức, như đeo kính), và giết hại bất kỳ người nào vì những vi phạm nhỏ nhất. Nếu bị bắt, người có lỗi thường bị lẳng lặng dẫn vào một khu rừng hay cánh đồng và bị giết hại. Khmer Đỏ đã giết hại nhiều trí thức, cư dân thành thị, người dân tộc thiểu số, và nhiều đảng viên cũng như binh sĩ của chính họ, những người bị nghi ngờ là phản bội.<ref name="Lịch sử Campuchia">{{chú thích web |url=http://www.cambodiatribunal.org/history/khmer-rouge-history |title=Tổng quan Lịch sử Khmer Đỏ |last1=Scheffer |first1=David |last2=Chhang |first2=Youk |publisher=Cambodia Tribunal Monitor |accessdate = ngày 20 tháng 12 năm 2011}}</ref> Dân số Campuchia khoảng 7,100,000 người ở thời kỳ đầu cầm quyền của Khmer Đỏ. Trong mười năm sau đó, 3,300,000 người (gồm cả nam giới, phụ nữ, trẻ em và người nước ngoài) bị giết hại và tới cuối cuộc [[diệt chủng]] chỉ còn chưa tới 4 triệu người sống sót khỏi chế độ Khmer Đỏ.<ref name="Thống kê diệt chủng Campuchia">[http://www.hawaii.edu/powerkills/SOD.CHAP4.HTM STATISTICS OF DEMOCIDE], Chapter 4, Statistics Of Cambodian Democide Estimates, Calculations, And Sources, By R.J. Rummel Retrieved ngày 27 tháng 7 năm 2010</ref> Khmer Đỏ muốn loại bỏ bất kỳ ai bị nghi ngờ "tham gia vào các hoạt động của [[thị trường tự do]] ". Những thợ chuyên nghiệp bị nghi ngờ liên thuộc tư bản và hầu hết mọi người có giáo dục, nhiều dân thành thị, và những người có quan hệ với các chính phủ nước ngoài. Khmer Đỏ cũng [[thanh trừng]] nội bộ dữ dội đối với những người cộng sản thân Liên Xô hoặc Việt Nam.