Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Sài Thiệu”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 1:
'''Sài Thiệu''' (thế kỷ VI - năm [[638]]) ([[chữ Hán]]: 柴绍), [[tên chữ]]'''Tự Xương''', người Lâm Phần, Tấn Châu (nay là địa phận Lâm Phần, Sơn Tây), là đại tướng nhà Đường thời sơ kỳ, một trong 24 công thần [[Lăng Yên các|gác Lăng Yên]]. Cưới con gái [[Lý Uyên|Đường Cao tổ]] là [[Bình Dương Chiêu công chúa]] làm vợ, sau khi Đường triều kiến quốc được phong làm Hoắc quốc công, thực ấp 1200 hộ.
== Cuộc đời ==
TổÔng phụnội Sài Thiệu là Sài Liệt, Phiêu kỵ Đại tướng quân nhà [[Bắc Chu]], nhiều lần đảm nhiệm thứ sử 2 châu Toại, Lương, được phong Quan Quân huyện công. Cha là Sài Thận, là thái tử hữu nội suất [[nhà Tùy]], được phong Cự Lộc quận công. Thuở nhỏ Sài Thiệu mạnh mẽ nhanh nhẹn, có dũng khí cùng sức mạnh, khắp Quan Trung đều nghe tiếng là cự mạnh giúp yếu. Lúc còn trẻ được bổ nhiệm làm Thiên ngưu bị thân của Nguyên Đức thái tử [[Dương Chiêu]] nhà Tùy. Đường quốc công Lý Uyên đem con gái thứ 3 Lý thị gả cho Sài Thiệu.
=== Chiến tranh chống Tùy ===
Tháng 4 năm đầu Nghĩa Ninh (năm 617) nhà Tùy, Lý Uyên khởi binh ở Tấn Dương, bí mật sai người triệu vợ chồng Sài Thiệu lúc ấy còn đang ở Trường An. Sau khi hai người nhận được tin, thương nghị rồi quyết định để Sài Thiệu về Tấn Dương, còn Lý thị ở lại<ref name=CuuDuongThu>Cựu Đường thư, Bình Dương công chúa truyện: ''"Bình Dương công chúa, con gái thứ 3 của Cao tổ vậy. Do Thái Mục hoàng hậu sinh. Nghĩa binh nổi dậy, công chúa cùng Thiệu cùng ở Trường An, sai sứ bí mật triệu về. Thiệu nói với công chúa: "Tôn công mang quân đánh dẹp gặp nhiều khó khăn, Thiệu muốn nghênh đón cờ nghĩa, cùng đi thì không thể, đi một mình thì lo chia ly, phải tính làm sao?" Công chúa nói: "Chàng nên đi nhanh, ta là một người phụ nữ, hiện tại có thể ẩn nấp dễ dàng, hiện tại chia tay chính là cách vậy!" Thiệu lập tức lên đường đến Thái Nguyên.''</ref>. Trên đường đi Sài Thiệu gặp Lý Kiến Thành, Lý Nguyên Cát vốn đang xuất phát từ Hà Đông, Thiệu thuyết phục Kiến Thành bỏ ý định vào rừng làm cướp, 3 người gấp rút tiến về Thái Nguyên. Lúc đến Tước Thử cốc (nay là tây nam Giới Hưu, Sơn Tây, lòng chảo sông Phần, phía bắc huyện Hoắc) thì được tin Lý Uyên đã tuyên cáo khởi binh vào sáng sớm ngày 15 tháng 5. 3 người cùng nhau ăn mừng, anh em Lý Kiến Thành cùng tán thưởng chủ ý của Sài Thiệu<ref>Cựu Đường thư, quyển 58, liệt truyện 8: ''"Lúc Kiến Thành, Nguyên Cát từ Hà Đông đến, gặp nhau giữa đường, Kiến Thành bàn bạc với Thiệu: "Lệnh truy nã rất gấp, e rằng đã khởi sự. Quận huyện nhà Tùy có hơn ngàn, cướp đường mà qua sợ là không an toàn, hiện tại có lẽ nên theo giặc cỏ, tự bảo vệ mình trước". Thiệu nói: "Không thể. Truy nã tuy gấp, càng phải đi nhanh, cho dù hơi vất vả, cuối cùng vẫn được toàn vẹn. Nếu như theo giặc cỏ, biết ngài là con Đường công, bắt ngài lập công, chỉ có chết mà thôi". Kiến Thành nghe theo, liền cùng đến Thái Nguyên. Vào Tước Thử cốc, biết tin khởi nghĩa, cùng nhau chúc mừng, đều cho kế sách của Thiệu là đúng"''</ref>.<br>