Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Chủ nghĩa cộng sản”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Mitdac89 (thảo luận | đóng góp)
Rondano (thảo luận | đóng góp)
Dòng 342:
*Nhiều nhà phê bình chống cộng cho rằng lý thuyết kinh tế cộng sản đã dự đoán sai rằng giai cấp tư sản sẽ tích lũy vốn và sự giàu có ngày càng tăng, trong khi các lớp thấp hơn phụ thuộc nhiều hơn vào các giai cấp thống trị để tồn tại, hầu hết bán sức lao động với mức tiền lương tối thiểu. Phe chống cộng sản chỉ ra sự gia tăng toàn diện trong tiêu chuẩn sống trung bình ở các nước công nghiệp hóa phương Tây và cho rằng cả người giàu và người nghèo đã liên tục sống tốt hơn. Những người chống cộng sản cho rằng các nước thế giới thứ ba đã thành công thoát khỏi đói nghèo trong những thập kỷ gần đây bởi vì họ áp dụng kinh tế tư bản chủ nghĩa, và trích dẫn nhiều ví dụ về các nước kém phát triển theo chế độ Cộng sản mà không đạt được phát triển và tăng trưởng kinh tế, và trong nhiều trường hợp đã dẫn dân tộc của mình vào tình trạng tệ hơn, ví dụ như chế độ [[Mengistu]] ở Ethiopia, [[Khmer Đỏ]] ở Campuchia, nhà nước [[Bắc Triều Tiên]]. Những người chống cộng sản còn chỉ ra sự chênh lệch về trình độ phát triển kinh tế-xã hội giữa hai phe tư bản và cộng sản cuối thời kì [[Chiến tranh lạnh]], được biểu hiện ở các quốc gia bị chia cắt trong giai đoạn này (chẳng hạn những nước cộng sản như [[Bắc Triều Tiên]], [[Đông Đức]] đều kém phát triển hơn về nhiều mặt so với các nước tư bản chủ nghĩa (như [[Nam Triều Tiên]], [[Tây Đức]]). Sự cách biệt về mặt kinh tế giữa 2 khối [[Tây Âu]] tư bản và khối [[Đông Âu]] cộng sản cũng phản ánh điều đó. Ngược lại, những người ủng hộ chủ nghĩa cộng sản cho rằng các dự đoán về việc người lao động phải bán sức lao động với mức tiền lương tối thiểu là vẫn đúng, chỉ khác là trong thời đại [[toàn cầu hóa]], việc bóc lột người lao động ở trong nước được thay bằng việc bóc lột người lao động nước ngoài tại các nước nghèo (thể hiện qua việc các [[tập đoàn đa quốc gia]] đầu tư xây dựng nhà máy ở các nước nghèo, và trả lương cho nhân công địa phương rất rẻ mạt). Cũng theo những quan điểm ủng hộ cộng sản, sự tụt hậu của các nước cộng sản chủ nghĩa cuối thập niên 1980 là do các nước này không linh hoạt thay đổi mô hình kinh tế, trong thực tế những nước cộng sản chủ nghĩa thay đổi linh hoạt đã có thể tiếp tục tồn tại và phát triển nhanh hơn nhiều nước tư bản có cùng trình độ xuất phát điểm. Ví dụ như [[Liên Xô]] trong thập niên 1930 đã vượt qua Anh-Pháp-Đức và hoàn thành [[công nghiệp hóa]] nhanh hơn bất kỳ quốc gia nào khác trong lịch sử, hoặc hiện nay thì [[Trung Quốc]] đã vượt xa [[Ấn Độ]], [[Cuba]] đã vượt hơn phần lớn các nước Mỹ Latinh trong các chỉ số về giáo dục và y tế.
*Những lời chỉ trích khác tập trung vào việc một số nhà nước cộng sản đã làm tổn hại nghiêm trọng hoặc phá hủy nhiều di sản văn hóa cũng như tôn giáo ở nhiều nơi. Trong trường hợp của Liên Xô, những lời chỉ trích này thường đề cập đến việc đối xử ưu đãi quá mức đối với chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa. Đã từng có một thời [[Thuyết tương đối]] của [[Einstein]] bị xem là "Học thuyết khoa học tư sản" ở Liên Xô. Những lời chỉ trích khác tập trung vào các thí nghiệm văn hoá quy mô lớn của các chế độ cộng sản nhất định, đã gây nên những tổn thất lớn. Tại [[Romania]], trung tâm lịch sử-văn hóa của thủ đô [[Bucharest]] đã bị phá hủy và cả thành phố được thiết kế lại từ năm 1977 đến năm 1989. Tại Liên bang Xô viết, hàng trăm nhà thờ đã bị phá hủy hoặc chuyển đổi thành mục đích thế tục trong những năm 1920 và 1930. [[Văn hóa Trung Quốc]], một nền văn hóa có truyền thống lịch sử 5000 năm, đã bị hủy hoại nghiêm trọng trong cuộc [[Cách mạng văn hóa]] mà những người cộng sản khởi xướng vào thập niên 1960. Ngược lại, những người ủng hộ chủ nghĩa cộng sản cho rằng các chính sách văn hóa đó tuy gây tổn thất về ngắn hạn, nhưng về dài hạn thì nó đã có tác dụng lớn trong việc thúc đẩy các tiến bộ xã hội, loại bỏ các tàn dư hủ lậu của xã hội [[trung cổ]] một cách nhanh chóng. Ví dụ như Liên bang Xô viết đã thanh toán xong nạn [[mù chữ]] và thực hiện nam - nữ bình quyền từ thập niên 1930, trong khi nhiều nước tư bản phương Tây chỉ thực hiện xong việc này vào thập niên 1970. Hoặc [[Trung Quốc]] nhờ các chính sách văn hóa quyết liệt mà chỉ trong 20 năm đã loại bỏ được chế độ [[phân biệt đẳng cấp]], [[phân biệt chủng tộc]], nạn [[mù chữ]], [[mê tín dị đoan]] và các hủ tục khác như [[bó chân]] phụ nữ, [[đa thê]], [[tảo hôn]]... trong khi [[Ấn Độ]] có cùng xuất phát điểm nhưng trong suốt 70 năm vẫn chưa xóa bỏ triệt để các tàn tích trung cổ, chính những tàn tích này cũng như chế độ đẳng cấp đang kiềm hãm sự phát triển của Ấn Độ.
*Có những nhà phê bình chống cộng cho rằng cho rằng các nhà nước cộng sản đã tỏ ra "đạo đức giả" khi lên án [[chủ nghĩa đế quốc]] Phương Tây bởi một số quốc gia cộng sản như [[Liên Xô]] hay [[Trung Quốc]] đã từng nhiều lần thực hiện can thiệp vào nội bộ nước khác, chẳng hạn như khi Liên Xô sáp nhập [[Baltic]] và tấn công [[Phần Lan]] trong [[thế chiến II]], hoặc trấn áp cuộc nổi dậy ở [[Mùa xuân Praha|Tiệp Khắc]] và [[Hungary]] và một loạt các hành động can thiệp quân sự trong thời kì [[Chiến tranh Lạnh]]. Việc [[Trung Quốc]] sáp nhập [[Tây Tạng]] hay những tranh chấp của [[Trung Quốc]] trên [[biển Đông]] thời gian gần đây cũng được nhiều người coi là biểu hiện của [[chủ nghĩa đế quốc]]. Ngược lại, những người ủng hộ chủ nghĩa cộng sản cho rằng một số hành động dùng vũ lực nêu trên của các quốc gia cộng sản chỉ thể hiện những tranh chấp mang tính cục bộ, là mâu thuẫn lịch sử từ xa xưa giữa các dân tộc láng giềng, hoặc do tinh thần [[dân tộc chủ nghĩa]] chứ không liên quan đến ý thức hệ cộng sản chủ nghĩa (việc các nước láng giềng tranh chấp lãnh thổ, tấn công lẫn nhau là điều thường xuyên diễn ra trên thế giới dù họ thuộc bất kỳ thể chế chính trị nào, như tranh chấp Ấn Độ - Pakistan, IraqIran - Iraq, Israel - Palestine...), nó khác hẳn với việc [[Đế quốc Anh]], [[Pháp]], [[Đức]], [[Mỹ]] đem quân đi nửa vòng trái đất để xâm chiếm châu Á và châu Phi, can thiệp vào chính trị nội bộ quốc gia khác (những dân tộc vốn không có tranh chấp gì với họ), và nó cũng không dẫn tới việc thiết lập [[thuộc địa]] như các nước [[đế quốc chủ nghĩa]] phương Tây đã làm vào thế kỷ 19.
 
== Thư mục ==