Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Kế hoạch Marshall”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Uoat365 (thảo luận | đóng góp)
Không có tóm lược sửa đổi
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 5:
Kế hoạch tái thiết được phát triển tại cuộc họp mặt của các quốc gia [[Châu Âu]] ngày [[12 tháng 7]] năm [[1947]]. Kế hoạch Marshall đề ra việc viện trợ tương đương cho [[Liên Xô]] và đồng minh của họ, nhưng không được chấp nhận. Kế hoạch được thực thi trong vòng 4 năm, kể từ tháng 7 năm 1947. Trong thời gian đó, có khoảng 17 [[tỷ]] [[đô la Mỹ]] viện trợ kinh tế và hỗ trợ kỹ thuật để giúp khôi phục các quốc gia châu Âu tham gia [[Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế]] - OECD.<ref>Khoảng 13 tỷ đô la so với tổng sản phẩm quốc nội 258 tỷ đô la năm 1948.</ref> Nhiều quốc gia châu Âu đã nhận được viện trợ trước khi có Kế hoạch Marshall, kể từ năm 1945, cùng với các điều kiện chính trị kèm theo.
 
Kế hoạch Marshall cũng là một phần trong kế hoạch chính trị của Mỹ nhằm tăng cường ảnh hưởng đối với các nước Đồng minh Tây Âu và chống lại Liên Xô, cũng như để tạo thuận lợi cho việc kinh doanh của các Tập đoàn xuyên quốc gia Mỹ tại Tây Âu. Trên thực tế, Kế hoạch Marshall là một bản giao kèo, theo đó Mỹ sẽ giúp đỡ tài chính và kinh tế cho các nước châu Âu để đổi lại sự nhượng bộ chính trị đối với Mỹ của các quốc gia trên châu lục này. Theo đó, Mỹ có quyền tác động vào các cuộc bầu cử quốc hội và thành lập chính phủ các nước châu Âu, đồng thời vô hiệu hóa vai trò của Tổng thống Pháp vào thời điểm đó là Tướng [[Charles de Gaulle]], một người đi theo chủ nghĩa dân tộc độc lập, và đưa các chính khách thân Mỹ lên lắm quyền ở các nước châu Âu. Mục tiêu chủ yếu của Đề án này là từng bước khiến các nước châu Âu từ bỏ chủ quyền quốc gia, và thay vào đó là một trung tâm điều hành châu Âu với sự kiểm soát của Mỹ<ref>https://viettimes.vn/lieu-chau-au-co-thoat-noi-vong-kim-co-my-127626.html</ref>
 
Để phục vụ mục đích này, Mỹ đã viện trợ kinh tế cho cả chính quyền [[Francisco Franco|phát xít Tây Ban Nha]], cũng như viện trợ chiến phí cho [[thực dân Pháp]], [[thực dân Hà Lan]] quay trở lại xâm chiếm [[Đông Nam Á]]. Cho tới khi kết thúc dự án, nền [[kinh tế]] của các quốc gia nằm trong Kế hoạch, ngoại trừ [[Đức|Tây Đức]], đã phát triển vượt mức trước chiến tranh. Trong vòng hai thập kỷ tiếp đó, nhiều vùng ở Tây Âu tiếp tục đạt được mức tăng trưởng chưa từng có trước đó. Kế hoạch Marshall cũng được xem là một trong các thành tố của quá trình hội nhập châu Âu, vì nó xóa bỏ [[thuế quan|hàng rào thuế quan]] và thiết lập các cơ quan điều phối kinh tế tầm cỡ lục địa.
Dòng 173:
 
Những người chỉ trích kế hoạch Marshall cũng tìm cách chỉ ra rằng kế hoạch này để lại di sản là sự bắt đầu của những chương trình viện trợ nước ngoài tai hại. Kể từ những năm 1990, những nhà kinh tế học đã bắt đầu phản bác lại ý tưởng về viện trợ nước ngoài. Ví dụ như [[Alberto Alesina]] và Beatrice Weder, tổng kết lại tư liệu kinh tế về viện trợ nước ngoài và sự tham nhũng, và thấy rằng viện trợ phần lớn đã bị sử dụng lãng phí, cho lợi ích bản thân của chính phủ và các quan chức chính phủ, dẫn đến gia tăng nạn tham nhũng.<ref>Alesina and Weder, trang 1126–1137</ref> Chính sách khuyến khích các chính phủ thối nát này khi đó được gán cho những động lực ban đầu của Kế hoạch Marshall.<ref>Tucker, 15:9</ref>
 
Một số chỉ trích cho rằng kế hoạch Marshall thực tế là một bản giao kèo, theo đó Mỹ sẽ giúp đỡ tài chính và kinh tế cho các nước châu Âu để đổi lại sự nhượng bộ chính trị đối với Mỹ của các quốc gia trên châu lục này. Theo đó, Mỹ có quyền tác động vào các cuộc bầu cử quốc hội và thành lập chính phủ các nước châu Âu, đồng thời vô hiệu hóa vai trò của Tổng thống Pháp vào thời điểm đó là Tướng [[Charles de Gaulle]], một người đi theo chủ nghĩa dân tộc độc lập, và đưa các chính khách thân Mỹ lên lắm quyền ở các nước châu Âu. Mục tiêu chủ yếu của Đề án này là từng bước khiến các nước châu Âu từ bỏ chủ quyền quốc gia, và thay vào đó là một trung tâm điều hành châu Âu với sự kiểm soát của Mỹ<ref>https://viettimes.vn/lieu-chau-au-co-thoat-noi-vong-kim-co-my-127626.html</ref>
 
[[Noam Chomsky]] viết rằng số tiền mà người Mỹ viện trợ cho Pháp và [[Hà Lan]] cũng bằng với số kinh phí mà những quốc gia này sử dụng để chi cho lực lượng quân sự của họ ở Đông Nam Á. Kế hoạch Marshall nguyên là để "thiết lập cơ sở cho một số lớn đầu tư tư nhân của Mỹ tại châu Âu, thiết lập nền móng cho các công ty xuyên quốc gia lớn."<ref>Chomsky, trang 9</ref> Những chỉ trích về Kế hoạch Marshall khác đến từ báo cáo rằng Hà Lan sử dụng một phần lớn số viện trợ để tái chiếm Indonesia trong [[Cách mạng Dân tộc Indonesia|Chiến tranh giành độc lập Indonesia]].<ref>George McTurnan Kahin (2003), [http://books.google.com/books?id=WDgBBzWQ2DAC&pg=PA403&dq=Netherlands+Marhsall+plan+aid+indonesia&sig=sQ3KNTs6jfaa_ceWBW9B_9DO-6Q Nationalism and Revolution in Indonesia], trang 403. SEAP Publications. ISBN 0-87727-734-6</ref>