Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Đổi Mới”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Rondano (thảo luận | đóng góp)
Rondano (thảo luận | đóng góp)
lũ ngu trị quốc
Dòng 92:
Việc thực hiện [[kinh tế thị trường]] nhưng do chưa có kinh nghiệm quản lý nên phân hóa giàu nghèo,[[ô nhiễm môi trường]] và các [[tệ nạn xã hội]] đã diễn ra với tốc độ tăng nhanh. Nền kinh tế tăng trưởng cao nhưng chưa bao giờ đạt đến mức 10% (trong khi đó Trung Quốc có những năm tăng trưởng trên 10%), từ năm 2000 đến nay tăng trưởng chỉ dao động ở mức 5% - 7%<ref>[http://data.worldbank.org/indicator/NY.GDP.MKTP.KD.ZG?locations=VN-CN GDP growth (annual %)], World Bank</ref>, [[chỉ số năng lực cạnh tranh]] ở mức thấp, lãng phí [[tài nguyên]], hiệu quả sử dụng vốn chưa cao, năng suất lao động thấp và tăng chậm<ref>[http://vea.gov.vn/vn/truyenthong/tapchimt/nctd42009/Pages/L%C3%A3ng-ph%C3%AD-t%C3%A0i-nguy%C3%AAn-trong-khai-th%C3%A1c-ch%E1%BA%BF-bi%E1%BA%BFn-v%C3%A0-s%E1%BB%AD-d%E1%BB%A5ng-kho%C3%A1ng-s%E1%BA%A3n-%E1%BB%9F-Vi%E1%BB%87t-Nam-v%C3%A0-gi%E1%BA%A3i-ph%C3%A1p-gi%E1%BA%A3m-thi%E1%BB%83u.aspx Lãng phí tài nguyên trong khai thác chế biến và sử dụng khoáng sản ở Việt Nam và giải pháp giảm thiểu], Lưu Đức Hải, TỔNG CỤC MÔI TRƯỜNG, 31/1/2013</ref><ref>[http://motthegioi.vn/kinh-te-c-67/vi-sao-hieu-qua-su-dung-von-cua-viet-nam-thap-gan-nhat-chau-a-35232.html Vì sao hiệu quả sử dụng vốn của Việt Nam thấp gần nhất châu Á?], BÁO ĐIỆN TỬ MỘT THẾ GIỚI, 11.06.2016</ref><ref>[http://cafef.vn/tong-cuc-thong-ke-nang-suat-lao-dong-nguoi-viet-thua-lao-bang-7-singapore-20171228133111507.chn Tổng cục Thống kê: Năng suất lao động người Việt thua Lào, bằng 7% Singapore], 28-12-2017, cafef</ref><ref>[http://www.thesaigontimes.vn/165486/Nang-luc-canh-tranh-toan-cau-cua-Viet-Nam-10-nam-nhin-lai.html Năng lực cạnh tranh toàn cầu của Việt Nam: 10 năm nhìn lại], Nguyễn Chí Hiếu, 13/10/2017, Thời báo Kinh tế Sài Gòn</ref>. Nền kinh tế vẫn nằm ở nhóm nước [[kinh tế đang phát triển]] và sẽ rơi vào [[bẫy thu nhập trung bình]] nếu không duy trì được tốc độ tăng trưởng cao trong thời gian dài. Trong cơ cấu kinh tế, lao động [[nông nghiệp]] vẫn chiếm hơn 40% (2015)<ref>[http://gso.gov.vn/default.aspx?tabid=714 Tỷ lệ lao động theo ngành nghề năm 2015], Tổng cục thống kê Việt Nam</ref> khiến tình trạng [[khiếm dụng lao động]] (underemployment) phổ biến tại Việt Nam. Nền kinh tế vẫn chủ yếu bao gồm các [[doanh nghiệp nhỏ và vừa]], ít doanh nghiệp lớn và rất hiếm doanh nghiệp có khả năng hoạt động ở thị trường nước ngoài<ref>[http://vietnamnet.vn/vn/kinh-doanh/dau-tu/vo-mong-om-ngan-ty-ra-nuoc-ngoai-dai-gia-viet-don-tien-vao-thi-truong-noi-dia-405021.html 'Bơi ra biển lớn': Hào hứng đi đầu, đại gia gặp khó], Vietnamnet, 02/11/2017</ref><ref>[http://vietq.vn/thuc-trang-nen-kinh-te-viet-nam-tren-97-la-doanh-nghiep-vua-va-nho-d119233.html Thực trạng nền kinh tế Việt Nam: Trên 97% là doanh nghiệp vừa và nhỏ], 12/04/2017, VietQ.vn</ref> trong khi trong cùng một khoảng thời gian phát triển như vậy Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan... đã có các tập đoàn đa quốc gia.
 
Các [[doanh nghiệp nhà nước]] chiếm dụng nguồn vốn lớn của quốc gia nhưng hoạt động kém hiệu quả<ref>[http://tapchitaichinh.vn/tai-chinh-kinh-doanh/tai-chinh-doanh-nghiep/nang-cao-hieu-qua-quan-ly-su-dung-von-nha-nuoc-tai-cac-doanh-nghiep-112975.html Nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng vốn nhà nước tại các doanh nghiệp], 06/05/2017,Tạp chí Tài chính</ref>, thiếu minh bạch, tham nhũng, thất thoát nhiều<ref>[http://cafef.vn/nhieu-doanh-nghiep-nha-nuoc-con-no-nan-thua-lo-2017102109231677.chn Nhiều doanh nghiệp Nhà nước còn nợ nần, thua lỗ], 21-10-2017, Cafef</ref><ref>[http://cafef.vn/phat-hien-nhieu-sai-sot-trong-quan-ly-tai-chinh-tai-13-tap-doan-20171019194718406rf2017102109231677.chn Phát hiện nhiều sai sót trong quản lý tài chính tại 13 tập đoàn], 19-10-2017, Cafef</ref><ref>[http://cafef.vn/18-doanh-nghiep-nha-nuoc-von-1-no-3-20171030071633315.chn 18 doanh nghiệp nhà nước vốn 1, nợ 3], 30-10-2017, cafef</ref> do [[vấn đề ông chủ và người đại diện]] không được kiểm soát tốt khiến nhà nước thất bại trong việc sử dụng các doanh nghiệp nhà nước để công nghiệp hóa và định hướng cho nền kinh tế. Dù có nhều nỗ lực xây dựng các tập đoàn kinh tế lớn nhưng khu vực kinh tế nhà nước vẫn không phát huy được vai trò chủ đạo theo đúng mong muốn của Đảng Cộng sản Việt Nam.<ref>[http://cafef.vn/ts-tran-dinh-thien-dnnn-chinh-la-luc-luong-dong-gop-nhieu-nhat-vao-ganh-nang-no-quoc-gia-20170909085610814.chn TS. Trần Đình Thiên: DNNN chính là lực lượng “đóng góp” nhiều nhất vào gánh nặng nợ quốc gia!], 09-09-2017, Cafef</ref> Khu vực kinh tế tư nhân năng động nhưng còn yếu, đa phần là doanh nghiệp vừa và nhỏ do thiếu vốn và thiếu khả năng quản lý. Tuy nhiên kinh tế tư nhân đóng góp cho ngân sách nhiều hơn doanh nghiệp nhà nước và đầu tư nước ngoài dù tổng lợi nhuận của khu vực này thấp hơn nhà nước và đầu tư nước ngoài<ref name="tunhan">[http://cafef.vn/bat-cong-cho-doanh-nghiep-tu-nhan-20180205151258677rf20180206073017085.chn Bất công cho doanh nghiệp tư nhân], 05-02-2018, cafef</ref>. Mức độ liên kết giữa các doanh nghiệp tư nhân với nhau và với khu vực có vốn đầu tư nước ngoài còn yếu. Nhiều doanh nghiệp có ưu thế nhờ quan hệ với bộ máy nhà nước và khu vực kinh tế nhà nước hơn là nhờ ưu thế về sản phẩm, công nghệ, quản lý tạo ra một thứ chủ nghĩa tư bản thân hữu không khuyến khích sự cạnh tranh lành mạnh dựa trên cải tiến sản phẩm và phát triển kỹ thuật.<ref>[http://cafef.vn/doanh-nghiep-tu-nhan-vi-sao-van-chua-du-lon-20171013094504654.chn Doanh nghiệp tư nhân: Vì sao vẫn chưa đủ lớn?], cafef, 13-10-2017</ref><ref>[http://cafef.vn/doanh-nghiep-tu-nhan-vi-sao-kho-tiep-can-nguon-von-tin-dung-20170805072624141.chn Doanh nghiệp tư nhân vì sao khó tiếp cận nguồn vốn tín dụng?], VOV</ref><ref>[http://cafef.vn/doanh-nghiep-tu-nhan-vi-sao-van-chua-du-lon-20171013094504654.chn Doanh nghiệp tư nhân: Vì sao vẫn chưa đủ lớn?], Vneconomy</ref><ref>[https://kinhdoanh.vnexpress.net/tin-tuc/vi-mo/doanh-nghiep-nho-va-vua-doi-von-2712268.html Doanh nghiệp nhỏ và vừa đói vốn], 10/5/2011, VnExpress</ref> Khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đóng góp phần lớn trong sự tăng trưởng kinh tế của Việt Nam do đó họ nhận được nhiều ưu đãi của nhà nước Việt Nam<ref>[http://tapchitaichinh.vn/kinh-te-vi-mo/kinh-te-dau-tu/dong-luc-tang-truong-tu-khoi-doanh-nghiep-fdi-130101.html Động lực tăng trưởng từ khối doanh nghiệp FDI], 13/12/2017, Tạp chí Tài chính</ref>. Một nghiên cứu cho thấy khu vực này có tác động tích cực làm tăng năng suất của các nhà cung cấp nội địa trong lĩnh vực sản xuất và những doanh nghiệp cùng ngành trong lĩnh vực dịch vụ<ref>[https://ideas.repec.org/p/dpc/wpaper/1808.html Foreign Direct Investment in Vietnam: Is There Any Evidence Of Technological Spillover Effects], Development and Policies Research Center (DEPOCEN) Vietnam, Working Papers No.18</ref>. Tuy nhiên họ mang vào Việt Nam phần lớn là công nghệ trung bình, lạc hậu và ít sử dụng các nhà cung cấp tại Việt Nam. Doanh nghiệp liên doanh có tác động chuyển giao công nghệ tốt hơn doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài nhưng tỷ lệ doanh nghiệp liên doanh trong khu vực có vốn đầu tư nước ngoài ngày càng giảm<ref name="30nam"/>. Không những vậy các công ty có vốn đầu tư nước ngoài lại trở thành đối thủ cạnh tranh của các doanh nghiệp nội địa. Họ đến Việt Nam chủ yếu để tận dụng nhân công giá rẻ và chi phí môi trường thấp đồng thời chiếm lĩnh thị trường sơ khai có tốc độ tăng trưởng cao tại Việt Nam. Chính vì thế tác động chuyển giao công nghệ và kích thích sản xuất nội địa của khu vực này lên nền kinh tế Việt Nam thấp.<ref>[http://www.bbc.com/vietnamese/vietnam/2016/04/160406_ho_quoc_tuan_fdi_interview Đánh giá lại FDI ở Việt Nam], BBC Vietnam, 11 tháng 4 năm 2016</ref><ref>[http://cafef.vn/thu-hut-fdi-30-nam-nhin-lai-danh-gia-dieu-chinh-de-thuc-chat-hon-20170919153641402.chn Thu hút FDI 30 năm nhìn lại: Đánh giá, điểu chỉnh để thực chất hơn], cafef, 19-09-2017</ref><ref>[http://kinhtevadubao.vn/chi-tiet/92-7662-nhin-lai-gia-tri-cua-fdi-o-viet-nam-sau-gan-30-nam.html Nhìn lại giá trị của FDI ở Việt Nam sau gần 30 năm], KINH TẾ VÀ DỰ BÁO, Bộ Kế hoạch & Đầu tư</ref> Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có tổng lợi nhuận lớn nhất, tăng trưởng tốt nhất nhưng lại nộp ngân sách ít nhất, phần lợi nhuận sau thuế sẽ được chuyển ra nước ngoài<ref name="tunhan"/>. Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài có tác động tích cực lên nền kinh tế trong giai đoạn đầu của Đổi mới khi Việt Nam chưa có khả năng tiết kiệm, giúp Việt Nam rút ngắn thời gian phát triển nhưng trong giai đoạn hiện nay khu vực có vốn đầu tư nước ngoài chỉ làm đẹp con số thống kê tăng trưởng GDP chứ Việt Nam không được hưởng lợi nhiều từ khu vực này<ref name="30nam">[http://cafef.vn/nhin-lai-chang-duong-30-nam-dau-tu-nuoc-ngoai-tai-viet-nam-20180220193249307rf20180220074746265.chn Nhìn lại chặng đường 30 năm đầu tư nước ngoài tại Việt Nam], cafef, 20-02-2018</ref><ref>[http://cafef.vn/pgsts-tran-dinh-thien-5-viec-lon-de-xoay-chuyen-kinh-te-2018-20180221065219494rf20180221111948604.chn PGS.TS Trần Đình Thiên: 5 việc lớn để xoay chuyển kinh tế 2018], 21-02-2018, cafef</ref>. Việc cố gắng thu hút thêm vốn đầu tư nước ngoài bằng cách tăng thêm ưu đãi cho doanh nghiệp nước ngoài, cải cách hành chính, xây dựng thêm các đặc khu kinh tế... sẽ không có ý nghĩa nếu không cải thiện sự liên kết giữa doanh nghiệp nội địa và doanh nghiệp nước ngoài. Chính phủ Việt Nam cần xác định rõ ràng phát triển nội lực mới là mục tiêu chủ yếu và dài hạn chứ không phải thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Trong dài hạn, khi mức lương trung bình ở Việt Nam tăng lên, dân số già hóa Việt Nam sẽ không còn là nguồn cung lao động giá rẻ do đó mất sức hấp dẫn đối với đầu tư nước ngoài. Đến lúc đó Việt Nam không thể tiếp tục tăng trưởng bằng lao động dồi dào và vốn đầu tư nước ngoài như trước. Xuất khẩu chủ yếu ở khối doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (chiếm 70,2% tổng xuất khẩu của Việt Nam năm 2016)<ref>Niên giám thống kê hải quan về hàng hóa xuất khẩu nhập khẩu Việt Nam năm 2016, Tổng cục Hải quan Việt Nam [https://www.customs.gov.vn/Lists/ThongKeHaiQuan/Attachments/1185/Niengiam%20tom%20tat%202016%20.pdf download]</ref>. Hàng xuất khẩu chủ yếu là những hàng hóa thâm dụng lao động lớn mà đa phần là lao động kỹ năng thấp như sản phẩm nông nghiệp và một số mặt hàng công nghiệp nhẹ vì đây là lợi thế so sánh của Việt Nam, đối với hàng công nghiệp kỹ thuật cao đóng góp của Việt Nam mới chỉ ở mức lắp ráp, đóng gói. Khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp nội yếu kém khiến hàng công nghiệp nhập khẩu hay do các doanh nghiệp nước ngoài sản xuất chiếm lĩnh thị trường nội địa.<ref>[http://cafef.vn/ty-le-hang-made-in-viet-nam-lep-ve-so-voi-hang-nhap-khau-20180202134656213.chn Tỷ lệ hàng “made in Viet Nam” lép vế so với hàng nhập khẩu], 02-02-2018, cafef</ref><ref>[http://vietnamnet.vn/vn/thoi-su/danh-gia-thanh-qua-phat-trien-cua-viet-nam-tu-sau-doi-moi-262132.html Đánh giá thành quả phát triển của Việt Nam từ sau Đổi mới], GS Trần Văn Thọ, Vietnamnet</ref> Những hạn chế vừa kể buộc nhà nước Việt Nam phải tái cơ cấu lại nền kinh tế bằng cách bán bớt sở hữu nhà nước tại các doanh nghiệp để có tiền trả nợ công và đầu tư phát triển<ref>[http://cafef.vn/nikkei-viet-nam-dang-day-nhanh-co-phan-hoa-dnnn-bat-chap-nhung-thach-thuc-lon-phia-truoc-20171006104302508.chn Nikkei: Việt Nam đang đẩy nhanh cổ phần hóa DNNN bất chấp những thách thức lớn phía trước], 06-10-2017, cafef</ref><ref>[http://cafef.vn/bo-tai-chinh-noi-gi-ve-viec-su-dung-tien-thoai-von-doanh-nghiep-20171222110938798.chn Bộ Tài chính nói gì về việc sử dụng tiền thoái vốn doanh nghiệp?], 22-12-2017, cafef</ref>, nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước và xem khu vực kinh tế tư nhân là động lực quan trọng của nền kinh tế<ref name="daihoi6">[http://cafef.vn/toan-van-phat-bieu-khai-mac-hoi-nghi-trung-uong-6-cua-tong-bi-thu-nguyen-phu-trong-20171004161152883.chn Toàn văn phát biểu khai mạc Hội nghị Trung ương 6 của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng], cafef</ref>. Bằng các biện pháp này nhà nước Việt Nam hy vọng sẽ đổi mới mô hình tăng trưởng từ dựa vào sự tăng thêm vốn và lao động sang dựa vào sự cải tiến kỹ thuật sản xuất để tăng năng suất lao động, kiểm soát nợ công và duy trì được tốc độ phát triển kinh tế ở mức cao<ref name="daihoi6"/>.
 
Trình độ kỹ thuật của toàn bộ nền kinh tế thấp, mức độ tự động hóa chưa cao, khả năng nghiên cứu phát triển ra công nghệ mới còn rất yếu. Các ngành kinh tế kỹ thuật quan trọng như công nghiệp luyện kim, công nghiệp cơ khí - chế tạo máy, công nghiệp hóa chất, công nghiệp điện tử... chưa phát triển đầy đủ để làm nền tảng cho quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa của Việt Nam<ref>Phải chăng nền công nghiệp Việt Nam đang đi chệch hướng?, PHƯƠNG NGỌC THẠCH, Tạp chí Phát triển kinh tế 1/2007</ref><ref>[https://kinhdoanh.vnexpress.net/tin-tuc/doanh-nghiep/cong-nghiep-viet-nam-van-lac-hau-sau-30-nam-doi-moi-3391024.html Công nghiệp Việt Nam vẫn lạc hậu sau 30 năm Đổi mới], 22/4/2016, VnExpress</ref><ref>[http://beta.motthegioi.vn/kinh-te-c-67/thi-truong-kinh-doanh-c-97/lo-ngai-nganh-cong-nghiep-nang-dang-khung-hoang-va-thut-lui-64785.html Lo ngại ngành công nghiệp nặng đang khủng hoảng và thụt lùi], 09/06/2017, Báo Một thế giới</ref> trong khi các nước Đông Á công nghiệp hóa thành công nhất như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc đều chú trọng hỗ trợ các ngành công nghiệp này phát triển. Cơ sở hạ tầng được nhà nước chú trọng phát triển nhưng vẫn chưa thể so sánh được với các nước công nghiệp. Việt Nam đã sớm từ bỏ chính sách bảo hộ mậu dịch bằng việc gia nhập các tổ chức thương mại quốc tế, ký kết các hiệp định thương mại, gỡ bỏ dần các hàng rào thuế quan để hướng đến mậu dịch tự do nhằm tăng suất khẩu và tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trong nước tuy nhiên Việt Nam không có một chính sách công nghiệp hóa rõ ràng để xây dựng nền tảng công nghiệp quốc gia. Đến năm 2014 Việt Nam mới định hướng được sẽ ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp cơ khí, luyện kim, hóa chất, chế biến nông, lâm, thủy sản, dệt may, da giầy, điện tử, viễn thông, năng lượng mới và năng lượng tái tạo<ref>[https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Doanh-nghiep/Quyet-dinh-879-QD-TTg-2014-Chien-luoc-phat-trien-cong-nghiep-den-2025-tam-nhin-2035-234516.aspx QUYẾT ĐỊNH PHÊ DUYỆT CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2025, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2035], Chính phủ Việt Nam</ref>. Tuy nhiên Việt Nam cần có những chính sách cụ thể để thực hiện định hướng này. Chính vì thiếu chính sách phát triển công nghiệp nên tỷ trọng công nghiệp chế biến, chế tạo trong toàn bộ nền kinh tế có xu hướng giảm trong khi Việt Nam vẫn chưa hoàn thành xong quá trình công nghiệp hóa<ref>[https://www.gso.gov.vn/SLTK/Table.aspx?rxid=8f161760-9ba0-4c6d-8898-fdef1a92c072&px_db=03.+T%c3%a0i+kho%e1%ba%a3n+qu%e1%bb%91c+gia&px_type=PX&px_language=vi&px_tableid=03.+T%c3%a0i+kho%e1%ba%a3n+qu%e1%bb%91c+gia%5cV03.05.px&layout=tableViewLayout1 Tổng sản phẩm trong nước theo giá thực tế phân theo ngành kinh tế], Tổng cục thống kê Việt Nam</ref>. Tỷ lệ tiết kiệm thấp do thu nhập thấp trong khi đó các nước Đông Á có tỷ lệ tiết kiệm rất cao để đầu tư phát triển sản xuất<ref>[http://data.worldbank.org/indicator/NY.GNS.ICTR.ZS?locations=CN-JP-KR-SG-VN-XC-XU-8S-ZJ&view=chart Gross savings (% of GDP)], World Bank</ref>. Dân chúng có thói quen đầu tư vào vàng hay địa ốc khiến tiết kiệm không được đưa vào hoạt động kinh doanh. Điều này khiến các ngành sản xuất không phát triển mạnh mà đầu cơ nhà đất phát triển khiến giá nhà ở các đô thị lên cao vượt quá khả năng mua của người lao động bình thường; tương tự lượng vàng người dân tích lũy ước tính lên đến 500 tấn còn giá vàng ở Việt Nam luôn cao hơn giá vàng thế giới.<ref>Việt Nam còn khoảng 500 tấn vàng trong dân, Báo Tuổi trẻ, 13/05/2016</ref><ref>Vì sao giá vàng Việt Nam đắt bậc nhất thế giới?, 08/11/2014, Báo Đời sống và Pháp luật</ref><ref>[http://cafef.vn/gia-nha-tai-viet-nam-dat-dinh-dan-hong-kong-do-xo-mua-can-ho-tai-tphcm-20171110111723112.chn Giá nhà tại Việt Nam đạt đỉnh, dân Hồng Kông đổ xô mua căn hộ tại TP.HCM], 10-11-2017, cafef</ref><ref>[http://cafef.vn/bao-dong-do-ve-gia-nha-o-viet-nam-2017090911063258.chn Báo động đỏ về giá nhà ở Việt Nam], 09-09-2017, cafef</ref> Nhà nước Việt Nam đã không đưa ra được bất cứ chính sách hay quy định nào để hạn chế tình trạng đầu cơ nhà đất cũng như tích trữ vàng của người dân. Ngoài ra Việt Nam cần có những chính sách huy động các nguồn lực trong dân vào hoạt động kinh doanh, sản xuất để phát triển kinh tế, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi và quan trọng nhất là phải tạo niềm tin cho người dân vào chính quyền để họ an tâm đầu tư<ref>[http://www.nhandan.com.vn/kinhte/nhan-dinh/item/33559602-huy-dong-nguon-luc-trong-dan-de-phat-trien.html Huy động nguồn lực trong dân để phát triển], Báo Nhân dân, 24/07/2017</ref><ref name="congthuong">[http://baocongthuong.com.vn/huy-dong-va-su-dung-hieu-qua-cac-nguon-luc-phat-trien-dat-nuoc.html Huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực phát triển đất nước], Báo Công thương, 05/12/2017</ref><ref>[http://cafef.vn/chia-khoa-de-kinh-te-tu-nhan-thuc-su-lon-manh-20180221152751357.chn Chìa khóa để kinh tế tư nhân thực sự lớn mạnh], cafef, 21-02-2018</ref>.