Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Lý Tín”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Thẻ: Thay thế nội dung Soạn thảo trực quan
Dòng 1:
{{chú thích trong bài}}
'''Lý Tín''' (Chữ Hán: 李信) là một tướng [[Tần (nước)|nước Tần]] cuối thời [[Chiến Quốc]].
 
==Sự nghiệp==
===Tấn công Triệu===
Năm thứ 18 triều đại [[Doanh Chính]] (229 TCN), trong chiến dịch xâm lược [[Triệu]], Lý Tín công phá được hai thành ở [[Thái Nguyên, Sơn Tây|Thái Nguyên]] và Vân Trung.
 
===Tấn công Yên===
Năm 226 TCN, sau khi bị [[Kinh Kha]] ám sát hụt, Tần vương [[Tần Thủy Hoàng|Doanh Chính]] hạ lệnh cho quân Tần dưới sự chỉ đạo của [[Vương Tiễn]] và phó tướng [[Mông Vũ]] tấn công vào đất [[Yên]]. Tại Dịch Thủy, quân Yên đại bại, lãnh thổ nước Yên bị quân Tần chiếm quá nửa. Sau đó quân Tần công phá Kế Thành, [[Yên vương Hỉ]] cùng [[thái tử Đan]] dẫn quân lui về Liêu Đông, Lý Tín xuất quân truy đuổi và dành thắng lợi lớn, diệt một số lượng lớn quân Yên. Yên vương phải giết thái tử Đan dâng thủ cấp để cầu hòa (thái tử Đan chính là người đã ra lệnh cho Kinh Kha ám sát Doanh Chính). Quân Tần chấp nhận lời cầu hòa và không xâm lược Yên trong vòng 3 năm tiếp theo.
 
Đây có thể coi là chiến công hiển hách nhất của Lý Tín trong sự nghiệp thống nhất [[Trung Quốc (khu vực)|Trung Hoa]] của Tần.
 
===Thất bại ở Sở===
Sau khi tham gia vào chiến dịch tiêu diệt Ngụy, Lý Tín được thăng cấp thành đại tướng quân. Trước khi bắt đầu chiến dịch xâm chiếm [[Sở]], Tần vương hỏi các tướng cần bao nhiêu quân. Lý Tín xin 20 vạn trong khi Vương Tiễn nói cần phải có 60 vạn quân mới đủ. Doanh Chính cho rằng Vương Tiễn đã già nên quá cẩn trọng nên đặt niềm tin vào sức trẻ của Lý Tín, giao cho Tín 20 vạn quân, và cử Mông Điềm làm phó tướng. Cuộc tấn công ban đầu diễn ra thuận lợi, cho tới khi đội quân của Lý Tín trong lúc đang giao chiến với quân của [[Hạng Yên]] bất ngờ bị đánh úp bởi đội quân của [[Xương Bình quân]], vốn có gốc gác là quý tộc Sở, sau chạy sang Tần và lên tới chức thừa tướng nhưng đã phản bội Tần và quay về Sở. Tín thất bại và cùng Mông Điềm rút về Tần. Không lâu sau đó, Vương Tiễn và Mông Vũ chỉ huy đội quân 60 vạn người tấn công và đánh bại Hạng Yên và Xương Bình quân, nước Sở mất từ đó.
 
Thất bại này, tiếc thay, là dấu ấn được nhớ đến nhiều nhất trong sự nghiệp Lý Tín. [[Tư Mã Thiên]] sau đó khi viết Sử ký đã phóng đại thất bại của Tín với mục đích làm nổi bật cho chiến thắng của Vương Tiễn sau này. Tuy vậy thất bại của Tín không hoàn toàn do lỗi của ông mà phần nhiều do sự phản bội của Xương Bình quân.
 
===Lần nữa công Yên===
Năm 222 TCN, Lý Tín tham dự vào chiến dịch tiêu diệt Yên. Quân Tần dưới sự chỉ huy của [[Vương Bí]] tấn công vào Liêu Đông, tiêu diệt phần tàn dư của quân Yên từ trận chiến trước, bắt giữ Yên vương Hỉ và đặt dấu chấm hết cho sự tồn tại của nước Yên. Lý Tín sau đó còn tham dự vào một số trận đánh trong chiến dịch tiêu diệt [[Tề (nước)|Tề]].
 
==Sau chiến tranh==
Sau khi Trung Hoa thống nhất, Lý Tín được phong tước bá và đất phong ở Lũng Tây ([[Cam Túc]] ngày nay).
Lý Tín không phải là một vị tướng quá nổi tiếng trong thời đại của mình. Tuy vậy ông có những hậu duệ nổi tiếng trong lịch sử như tướng quân [[Lý Quảng]] thời [[Hán]] hay [[Đường Cao Tổ|Lý Uyên]], vua Cao Tổ của nhà [[Đường]]. Một vài nguồn tin còn dẫn rằng Lý Tín còn là cháu họ xa của [[Lý Mục]], một trong những vị tướng nổi tiếng nhất Trung Hoa cuối thời Chiến Quốc.
 
==Trong văn hóa==
Lý Tín là hình mẫu của nhân vật chính trong bộ [[manga]] [[Vương giả thiên hạ]] của tác giả Hara Yasuhisa. Sự lựa chọn Lý Tín cho nhân vật chính thay vì những vị tướng khác nổi tiếng hơn nhiều như Vương Tiễn hay Mông Điềm xuất phát từ việc không có nhiều thông tin về vị tướng này trong lịch sử, điều này cho phép tác giả có thể thoải mái phóng tác và xây dựng một câu chuyện xoay quanh nhân vật này mà không sợ ảnh hưởng nhiều đến các sự kiện lịch sử.
 
==Tham khảo==
{{tham khảo}}
 
[[Thể loại:Nhân vật quân sự nhà Tần]]