Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Thần thoại Hy Lạp”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n Đã lùi lại sửa đổi của 2405:4800:529F:3C05:146D:1162:67CB:E98C (Thảo luận) quay về phiên bản cuối của 162.252.134.225
Thẻ: Lùi tất cả
Dòng 145:
''Tập Anh hùng ca'' (Epikos Kyklos), một tuyển tập các sử thi anh hùng, bắt đầu với những sự kiện dẫn đến chiến tranh: [[Eris (thần thoại)|Eris]] và [[quả táo vàng]] của Kallisti, [[sự phân xử của Paris]], vụ bắt cóc [[Helen thành Troia|Helen]], lễ hiến tế [[Iphigenia]] ở [[Avlida|Aulis]]. Để lấy lại Helen, những người Hy Lạp thực hiện một chuyến viễn chinh vĩ đại dưới quyền tổng chỉ huy của anh trai [[Menelaus]], Agamemnon, vua của Argos hay [[Mycenae]], nhưng những người Troia từ chối trả lại Helen. ''Iliad'', được đặt trong bối cảnh năm thứ mười của cuộc chiến, kể về mối bất hòa giữa Agamemnon và Achilles, người là chiến binh Hy Lạp ưu tú nhất, và cái chết nối tiếp nhau của người bạn yêu dấu của Achilles là [[Patroclus]] và con út của vua Troia [[Priam]], [[Hector]]. Sau cái chết của Hector, Troia được hỗ trợ thêm bởi hai đồng minh bên ngoài, [[Penthesilea]] - nữ hoàng của bộ lạc [[chiến binh Amazon|Amazon]], và [[Memnon (thần thoại)|Memnon]], vua của [[Ethiopia]] và con trai của nữ thần bình minh [[Eos]]<ref name="TrBr">{{cite encyclopedia|title=Troy|encyclopedia=Encyclopædia Britannica|year=2002}}</ref>. Achilles tiêu diệt cả hai người, nhưng Paris đã giết Achilles với một mũi tên cắm vào gót chân, phần duy nhất của cơ thể ông có thể bị thương tổn của bởi vũ khí con người. Trước khi chiếm được Troia, những người Hy Lạp phải chiếm được bức tượng gỗ (gọi là ''Palladium'') Pallas Athena bảo vệ sự tồn vong của thành phố. Cuối cùng, với sự giúp đỡ của Athena, họ xây dựng [[Con ngựa thành Troia|Con ngựa gỗ thành Troia]]. Bất chấp những sự cảnh báo của con gái Priam là [[Cassandra]], dân chúng Troia bị thuyết phục bởi [[Sinon]], một người Hy Lạp giả vờ đào ngũ, đã đem con ngựa gỗ khổng lồ vào trong bức tường thành Troia để hiến cho Athena; thầy tư tế Laocoon, người cố gắng tiêu hủy con ngựa, đã bị giết bởi những con rắn biển. Vào ban đêm người Hy Lạp hành quân trở lại, và lính Hy Lạp từ trong con ngựa chui ra mở cổng thành. Trong cuộc cướp phá triệt để sau đó, Priam và những con trai còn lại bị giết; những người phụ nữ bị bắt làm nô lệ ở nhiều thành bang Hy Lạp khác nhau. Những chuyến hành trình hồi hương của những chỉ huy quân Hy Lạp (bao gồm những chuyến lưu lạc của [[Odysseus (thần thoại)|Odysseus]] và Aeneas, và sự sát hại Agamemnon) được kể trong hai anh hùng ca, ''[[Nostoi]]'' (''Những cuộc trở về'') đã thất lạc và ''Odýsseia'' của Hómēros <ref name="HeliosTr">{{cite encyclopedia|title=Trojan War|encyclopedia=Encyclopaedia The Helios|year=1952}}</ref>. Tập anh hùng ca Troia cũng bao gồm những cuộc phiêu lưu của thế hệ con cháu những người tham chiến ở Troia (ví dụ như [[Orestes (thần thoại)|Orestes]] và [[Telemachus]])<ref name="TrBr"/>.
 
Cuộc chiến thành Troia cung cấp rất nhiều chủ đề và trở thành nguồn cảm hứng chính cho các nghệ sĩ Hy Lạp cổ đại (chẳng hạn các phù điêu ở [[Đền Parthenon|Parthenon]] mô tả vụ cướp thành Troia); sự ưa chuộng đối với các chủ đề xuất phát từ tập anh hùng ca Troia trong nghệ thuật chỉ ra tầm quan trọng của nó đối với văn minh Hy Lạp<ref name="HeliosTr"/>. Tập anh hùng ca thần thoại tương tự cũng đã gây cảm hứng cho một loạt các tác phẩm văn học châu Âu về sau. Ví dụ, các tác giả châu Âu Trung cổ về Troia, không tiếp cận Hómēros từ tác phẩm gốc, đã tìm thấy trong truyền thuyết về Troia một nguồn truyện kể anh hùng và lãng mạn dồi dào và một khuôn khổ thuận tiện phù hợp với những lý tưởng phong nhã và thượng võ - tinh thần hiệp sĩ - của họ. Các tác giả thế kỷ XII, như [[Benoît de Sainte-Maure]] (''Roman de Troie'' [1154–60]) và [[Joseph of Exeter]] (''De Bello Troiano'', 1183]) mô tả cuộc chiến trong khi viết lại phiên bản chuẩn họ tìm thấy trong ''Dictys'' và ''Dares''. Do đó học theo lời khuyên của [[Horace]] và ví dụ của Virgilius, họ viết lại một bài ca về Troia thay vì kể lại một thứ Lahoàn toàn vềmới thầnmẻ<ref>D. thoạiKelly, ''The Conspiracy of Allusion'', 121</ref>.
 
== Các quan niệm của người Hy Lạp và La Mã về thần thoại ==
Thần thoại nằm ở trung tâm của cuộc sống hàng ngày ở Hy Lạp cổ đại<ref name="Johnson15">Albala-Johnson-Johnson, ''Understanding the Odyssey'', 15</ref>. Những người Hy Lạp xem thần thoại là một phần của lịch sử của mình. Họ sử dụng thần thoại để giải thích các hiện tượng tự nhiên, sự đa dạng văn hóa, các mối thù địch và tình bằng hữu truyền thống. Đó cũng là một nguồn kiêu hãnh khi có thể dùng nó để lần ra tổ tiên của một lãnh tụ nào đó là một vị thần hay anh hùng thần thoại. Tuy nhiên có vài người từng nghi ngờ liệu có sự thực đằng sau những ghi chép về cuộc chiến thành Troia trong ''Iliad'' và ''Odýsseia''. Theo [[Victor Davis Hanson]], một nhà sử gia quân sự, một nhà bình luận chính trị và từng là một giáo sư về cổ điển, và John Heath, phó giáo sư về thời Cổ điển ở [[Đại học Santa Clara]], kiến thức sâu sắc của anh hùng ca Hómēros được người Hy Lạp cho là cơ sở cho sự tiếp biến văn hóa của họ. Anh hùng ca Hómēros là "nền giáo dục của Hy Lạp" (Ἑλλάδος παίδευσις), và thơ ông là "cuốn sách"<ref name="Hanson37">Hanson-Heath, ''Who Killed Homer'', 37</ref>.