Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Súng tiểu liên”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 7:
Trong [[Chiến tranh thế giới thứ hai]], quân Đức phát triển chế tạo và sử dụng rộng rãi loại tiểu liên [[MP-40]]. Biên chế mỗi đại đội bộ binh Đức thời kỳ này thường có riêng một trung đội sử dụng tiểu liên [[MP-40]]. Các loại tiểu liên của Hoa Kỳ, Anh, Pháp, Nga cũng được chế tạo hàng chục triệu khẩu và sử dụng rộng rãi.
 
Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, nhà phát minh Xô Viết [[Mikhail Timofeyevich Kalashnikov|Mikhail Timofeevich Kalashnikov]] đã thiết kế các mẫu súng AK-1 và AK-2 có những đặc điểm nổi bật như sử dụng tiện lợi trong điều kiện các điều kiện môi trường băng giá, ẩm ướt, bùn lầy, hoặc sa mạc đầy cát bụi. Đến năm 1947, khẩu AK-47 ra đời và được đưa vào biên chế trang bị cho [[Hồng Quân|Quân đội Liên Xô]]. Mặc dù là tiểu liên nhưng do kích thước nòng dài đến 41,5 cm, sử dụng đạn súng trường nên khối NATO xếp nó vào loại súng trường tự động (để phân biệt với súng trường bán tự động và súng trường không tự động).
 
Trong chiến tranh Việt Nam, Hoa Kỳ trang bị cho mình và đồng minh VNCH loại tiểu liên M-16 và sau đó được cải tiến thành tiểu liên cực nhanh AR-15. Loại súng này nhẹ và sử dụng đạn 5,56&nbsp;mm, tạo điều kiện cho người lính đem nhiều đạn hơn. Tuy nhiên, do đạn 5,56&nbsp;mm nhỏ, thường xuyên qua mục tiêu, ít tạo lỗ phá ra và binh lính Hoa Kỳ cũng như VNCH thường ỷ vào tốc độ bắn cao nên họ thường tiêu thụ rất nhiều đạn nhưng hiệu suất sát thương đối phương không cao. Trong khi đó, đạn 7,62&nbsp;mm bắn từ khẩu AK-47 có kích thuớc và động năng lớn hơn đã có hiệu suất gây thương vong cao hơn cho đối phương bởi lỗ phá ra của vết thương rất lớn.<ref>Nguyễn Hữu Thăng. Vũ khí xưa và nay. Nhà xuất bản Khoa học và kỹ thuật. Hà Nội. 2002. trang 68.</ref>