Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Mạc Thái Tổ”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
→‎Nguồn gốc và giáo dục: sửa đổi trình bày phần nguốn gốc
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 318:
Đại bộ phận sử gia, học giả Việt Nam từ thời [[Lê trung hưng]] (1533), qua thời Nguyễn cho tới trước thời kỳ [[Đổi Mới]], một mặt thường phủ nhận vai trò tích cực đối với lịch sử dân tộc của Mạc Đăng Dung và triều Mạc, một mặt luôn nhấn mạnh những thứ được xem là “tội” như giết vua, cướp ngôi, đầu hàng, cắt đất cho ngoại bang. Những đại diện tiêu biểu cho cách nhìn nhận này là [[Ngô Thì Nhậm]], [[Phan Bội Châu]], [[Trần Trọng Kim]], [[Đinh Xuân Lâm]], [[Trần Thị Băng Thanh]], [[Dương Thu Hương]]. Nhưng đồng thời cũng có không ít quan điểm có thể xem là đồng tình của giới nghiên cứu đối với những phương án hành xử gây nhiều tranh cãi nhưng “phù hợp với tình thế lịch sử đương thời và phục vụ cho lợi ích chung dân tộc về lâu dài” của Mạc Đăng Dung. Tiêu biểu cho cách nhìn này có [[Nguyễn Văn Siêu]], [[Lê Văn Hoè]], [[Phạm Văn Sơn]], [[Trần Quốc Vượng (sử gia)|Trần Quốc Vượng]], [[Trần Gia Phụng]], [[Trần Khuê]], [[Trần Lâm Biền]], [[Vũ Khiêu]], [[Văn Tạo]], [[Đinh Khắc Thuân]], [[Nguyễn Gia Kiểng]], [[Phan Đăng Nhật]], [[Trần Thị Vinh]].
 
Xét về nhiều mặt, đánh giá về Mạc Đăng Dung phức tạp hơn hẳn so với những nhân vật lịch sử gây tranh cãi khác như Trần Thủ Độ và Hồ Quý Ly. Nó bị chi phối bởi một vấn đề gần như vĩnh cửu trong lịch sử: [[Quan hệ Trung Quốc – Việt Nam]] (bao gồm cả [[lịch sử chiến tranh Việt Nam-Trung Quốc]]). Trong con mắt ''chính thống'' của người Việt nói chung thì ông tuy giỏi ứng biến và bảo toàn nguyên vẹn được nền độc lập tự chủ của nước Việt nhưng đã làm mất thể diện quốc gia một cách nghiêm trọng. Thậm chí về mặt này, một người bị mang tiếng ''cướp ngôi'' khác như Hồ Quý Ly còn nhận được không ít ngợi ca vì đã dám đánh (đánh bằng bất cứ giá nào) và cuối cùng để mất nước. Xét cả thời kỳ làm quan lẫn giai đoạn làm vua, Hồ Quý Ly về khả năng ứng biến với những hoàn cảnh khó lường dù là thua kém hơn hẳn Mạc Đăng Dung nhưng lại thu phục được cảm tình của đa số người Việt nói chung bởi một chủ trương đã gần như in sâu vào tiềm thức Việt: '''đánh luôn vẻ vang hơn hòa''' và phải đánh giặc trong bất cứ hoàn cảnh nào dù có phải mất nước ngay sau đó như trường hợp nhà Hồ. Đã có một giả thuyết lịch sử được đặt ra là nếu Mạc Đăng Dung xuất quân khí thế và chiến thắng oanh liệt trước đạo quân xâm lược nhà Minh trên chiến trường thì “tội cướp ngôi” của ông có thể sẽ gần như được tâm thức chung người Việt “bỏ dần vào quên lãng” như trường hợp [[Lê Hoàn]] ([[Lê Đại Hành]]) và [[Trần Thủ Độ]].
 
=== Quan điểm của các nhà nghiên cứu về công và tội của người sáng lập triều Mạc ===