Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Nguyễn Khoan”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 25:
Xét trên lợi ích quốc gia, việc cát cứ của sứ quân Nguyễn Khoan đi ngược lại nguyện vọng thống nhất của dân tộc. Nhưng có thể thấy trong bối cảnh đất nước rơi vào tình trạng vô chủ, việc ông có thế lực quân sự mạnh, thiết lập chính quyền và duy trì trật tự tại Tam Đái để nhân dân có thể sống yên bình trong vùng đất của họ là điều cần thiết và thuận lòng dân, dù việc này không có tính toàn cục và chỉ diễn ra trong một thời đoạn ngắn, điều đó lý giải vì sao ông vẫn được nhân dân trong vùng chiếm đóng lập đền thờ.
 
Hiện nay, chỉ cònVĩnh Phúc có [[đền Gia Loan]] ở thị trấn [[Yên Lạc]] và đình Lác ở làng Giã Bàng, xã Tề Lỗ (đều thuộc huyện [[Yên Lạc]]) là nơi thờ riêng ông. Ngoài ra còn có [[chùa Biện Sơn]], cũng thuộc thị trấn Yên Lạc, thờ Nguyễn Khoan, được nhà nước Việt Nam công nhận là di tích lịch sử văn hóa. Làng Vĩnh Mỗ có lệ đánh cá thờ, mở vào ngày mồng 8 tháng Giêng hàng năm. Ở Ao Náu bên xứ gò Đậu - dân làng chài con to nhất dâng cúng sứ quân Nguyễn Khắc Khoan là Thành hoàng của làng.
 
Phả lục đền Nguyễn Gia Loan (đền thờ Nguyễn Sứ Quân) chép: “Trước doanh trại của ông (nay là gò chùa Biện) có một khu đồng. ông thường tích nước thả cá. Hàng năm cứ đến ngày mùng 8 tháng Giêng đầu xuân là ngày sinh nhật ông. ông mời bô lão trong xóm ấp, sai quân đánh cá, thiết tiệc mừng xuân. Đêm đến lại dâng bày hoa quả bánh trái, mừng vui tưởng niệm công đức cù lao của cha mẹ để lại. Ngày hôm sau lại mổ bò giết trâu, mời phường múa hát, cùng với nhân dân mở hội mừng xuân”.<ref>(Trích dịch ngọc phả còn ở đền Gia Loan).</ref>
Dòng 37:
:''Năm trang còn giữ được di tích đẹp cùng trong đất miền Tây vững bền sông núi''.
Hiện nay, đền thờ Nguyễn Khắc Khoan là địa chỉ nằm trong tam giác gắn kết với Di chỉ khảo cổ học Đồng Đậu và [[chùa Biện Sơn]] thành một quần thể di tích đặc trưng vùng ''sông Loan - núi Biện'' hấp dẫn các nhà nghiên cứu lịch sử, văn hoá, ngôn ngữ, mỹ thuật và khách tham quan du lịch về vùng đất [[Yên Lạc]] nói riêng và [[Vĩnh Phúc]] nói chung.
 
Tại vùng đất ven sông Hồng, phía Nam Phú Thọ, nơi thuộc phạm vi kiểm soát của sứ quân [[Kiều Công Hãn]] thời [[12 sứ quân]] có di tích đình Vĩnh Mỗ, xã Cao Xá cũng thờ tướng quân Nguyễn Khoan với lễ hội diễn ra từ 7 - 11/1 âm lịch hàng năm.<ref>[http://www.vietnamtourism.com/index.php/tourism/items/1158/3 Hội Vĩnh Mỗ suy tôn: Nguyễn Khoan (Sứ quân thế kỷ 10).]</ref>
 
==Xem thêm==