Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Athaulf”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Trang mới: “thumb|160px|right|Tượng nhà vua ở thủ đô [[Madrid, của điêu khắc gia Felipe de Castro, 1750-53]] '''Athaulf''' (còn…”
 
Dòng 13:
Tùy tùng của Athaulf đều mang đầu của Sebastianus và Jovinus dâng lên Honorius ở [[Ravenna]] vào cuối tháng Tám, để đem thị chúng giữa những kẻ tiếm vị khác trên tường thành [[Carthago]], mối quan hệ giữa Athaulf và Honorius đã cải thiện đủ để Athaulf thắt chặt tình hữu nghị giữa đôi bên bằng cách kết hôn với [[Galla Placidia]] ở [[Narbo]] vào tháng 1 năm 414, nhưng sử gia [[Jordanes]] lại nói rằng ông kết hôn với bà ở Ý, ngay tại [[Forlì]] (Forum Livii).<ref>Jordanes, ''Historia Gothorum'', XXXI.</ref> Lễ cưới được tổ chức với những lễ hội La Mã cao quý và những món quà tuyệt vời từ chiến lợi phẩm thu được của quân Goth. Priscus Attalus đã đọc bài diễn văn, một bài [[epithalamium]] cổ điển, gửi tặng đôi uyên ương này.
 
Dưới thời trị vì của Athaulf, người Visigoth chưa thể nói là bậcchủ thầynhân của một vương quốc đãđể địnhan lập nghiệp cho đến khi Athaulf chiếm được [[Narbonne]] và [[Toulouse]] vào năm 413. Dù cho Athaulf vẫn là một tín đồ [[Lạc giáo Arius|Kitô giáo phái Arius]], mối quan hệ của ông với nền văn hoá La Mã đã được định hình, từ góc nhìn của một người Công giáo La Mã, bằng những lời lẽ mà nhà biện giải Kitô giáo đương đại [[Paulus Orosius|Orosius]] phát ra từ miệng của mình, bản Tuyên ngôn của Athaulf:
 
:Lúc đầu, tôi muốn xóa bỏ tên gọi La Mã và chuyển toàn bộ lãnh thổ La Mã thành đế chế Goth: Tôi mong muốn Romania trở thành Gothia, và Athaulf sẽ trở thành cái mà Caesar Augustus đã từng làm. Nhưng kinh nghiệm lâu nay đã dạy tôi rằng sự man rợ không được hoan nghênh của dân Goth sẽ không bao giờ tuân thủ luật pháp, và rằng nếu không có luật, một nhà nước không phải là một nhà nước nữa. Vì thế, tôi đã chọn một cách khôn khéo sự vinh quang khác nhằm khôi phục lại tên gọi La Mã với nghị lực của người Goth, và tôi hy vọng được hậu thuẫn bởi con cháu của người thừa kế sự nghiệp khôi phục La Mã, bởi vì tôi không thể thay đổi đặc tính của Đế quốc này được.<ref>Orosius, ''Historiae adversum paganos'' (vii.43.4-6), translated in Stephen Williams, ''Diocletian and the Roman Recovery'', Routledge, 1985, 2000, p. 218)</ref>