Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Alice ở xứ sở thần tiên”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Ngomanh123 (thảo luận | đóng góp)
n Đã lùi lại sửa đổi của 14.163.205.127 (Thảo luận) quay về phiên bản cuối của Hugopako
Thẻ: Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động
Dòng 19:
Cuốn sách thường được biết đến dưới nhan đề '''''Alice ở Xứ Sở Thần Tiên''''', nhan đề phổ biến trên các sân khấu, phim ảnh và truyền hình nhiều năm qua. Một số bản in cả nhan đề ''Cuộc phiêu lưu của Alice vào Xứ Sở Thần Tiên'' và tập tiếp theo ''[[Nhìn qua gương soi]]''.
 
== Nguồn gốc và lịch sử phát hành ==
Năm 1855, ông [[Henry Liddell]] lúc bấy giờ đang là hiệu trưởng của trường nội trú quý tộc Westminster, được bổ nhiệm làm hiệu trưởng trường Christ Church - một phần của [[Đại học Oxford]]. Gia đình nhà [[Henry Liddell]]<nowiki/>chuyển về sống tại biệt thự được cấp tại [[Oxford]]. Cô bé [[Alice Liddell Hargreaves]] chào đời năm 1852 và là con thứ ba trong gia đình có mười đứa con của cặp vợ chồng quý tộc Henry và Lorina Liddell.
 
Sinh trưởng trong một gia đình trí thức, cô bé Alice cùng những người anh chị em sớm được cha mẹ cổ vũ đọc sách để trau dồi kiến thức và tập tham gia vào những buổi gặp mặt của tầng lớp thượng lưu. Kết quả là từ khi còn nhỏ, Alice đã có thể giao tiếp với người lớn một cách rất chững chạc.
 
Ngày 25 tháng 4 năm 1856, trong một cuộc dạo chơi cùng hai người chị em thân thiết nhất là Edith và Lorina, cô bé Alice đã gặp gỡ nhà văn [[Lewis Carroll]] (lúc này ông 24 tuổi). Nhà văn vốn nổi tiếng vì yêu trẻ em. Điều này được chính ông thừa nhận trong cuốn nhật kí của mình: “''Tôi vô cùng thích trẻ em (trừ các bé trai)''”.
 
Đáng buồn là tình bạn giữa nhà văn và đám trẻ đã đột ngột chấm dứt vào năm 1863. Sau này, trong một trang nhật kí được viết cùng năm, nhà văn [[Lewis Carroll]] cho rằng Alice đã “''thay đổi quá nhiều và không còn là cô bé hồn nhiên ngày xưa''". Chính sự trưởng thành của Alice đã khiến nhà văn [[Lewis Carroll]] không thể yêu quý cô như ngày nào được nữa.<ref>{{Chú thích web|url=http://antg.cand.com.vn/Kinh-te-Van-hoa-The-Thao/Doi-thuc-khong-ruc-ro-nhu-trang-sach-487912/|title=Nguyên mẫu của tác phẩm văn học nổi tiếng thế giới dành cho tuổi thần tiên: Đời thực không rực rỡ như trang sách}}</ref>
 
Ông hay đùa rằng ông lấy cảm hứng Alice từ cô bé [[Alice Liddell Hargreaves]]. Tuy vậy, đến cuối đời Dodgson lại phủ nhận rằng Alice được xây dựng trên một cô bé cụ thể nào.<ref>Cohen, Morton N. (ed), ''The Letters of Lewis Carroll'', London: Macmillan, 1979.</ref><ref name="nbrhxm">Leach, Karoline ''In the Shadow of the Dreamchild'' Ch. 5 "The Unreal Alice"</ref>
 
Ngày 4 tháng 7 năm 1862, [[Lewis Carroll|Dodgson]] xây dựng được cốt truyện của mình. Được mọi người cổ vũ, đặc biệt là bạn bè và những cháu bé, ông tiếp tục viết và năm 1863 gửi bản thảo sơ lược đến nhà xuất bản Macmillan. Sau khi cân nhắc nhiều cái tên như ''Alice giữa chốn thần tiên'' và ''Kỉ niệm vàng của Alice'', tác phẩm cuối cùng được xuất bản dưới tên ''Cuộc phiêu lưu của Alice vào Xứ sở thần tiên'' vào năm 1865 với bút danh Lewis Carroll mà [[Lewis Carroll|Dodgson]] lần đầu sử dụng 9 năm về trước<ref name="snaogq">{{chú thích sách|isbn=978-0-679-74562-4|last=Cohen|first=Morton N.|title=Lewis Carroll: A Biography|pages=100–4|date=26 tháng 11 năm 1996|publisher=[[Vintage Books]]}}{{page number|date=tháng 2 năm 2009}}</ref>,minh hoạ bởi ngài [[John Tenniel]].
 
Thành công về thương mại của cuốn sách đã làm thay đổi cuộc đời Dodgson. Danh tiếng của "Lewis Carroll" lừng lẫy trên toàn thế giới. Ông ngập trong thư người hâm mộ và thỉnh thoảng bị để ý quá mức. Theo một giai thoại nổi tiếng, Nữ hoàng Victoria thích ''Alice ở xứ sở thần tiên'' tới mức thuyết phục ông đề tặng tập tiếp theo dành cho bà, tập sách mang tên ''An Elementary Treatise on Determinants''.<ref>{{chú thích sách|isbn=978-0-393-06027-0|last=Wilson|first=Robin|title=Lewis Carroll in Numberland: His Fantastical Mathematical Logical Life|publisher=[[W. W. Norton & Company|W.W. Norton]]|date=17 tháng 11 năm 2008}}</ref><ref>{{chú thích web|url=http://www.bbc.co.uk/dna/h2g2/A4462670|title=Lewis Carroll - Logician, Nonsense Writer, Mathematician and Photographer|date=26 tháng 8 năm 2005|accessdate=ngày 12 tháng 2 năm 2009|publisher=[[BBC]]|work=The Hitchhiker's Guide to the Galaxy}}</ref> Ông cũng bắt đầu hái ra tiền. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là ông bỏ công việc dường như rất chán ghét ở Christ Church.<ref name="snaogq" />
 
Năm 1872, phần tiếp theo — ''[[Nhìn qua gương soi|Nhìn qua gương soi và điều mà Alice tìm thấy ở đây]]'' — được phát hành. Nó dường như thể hiện cái nhìn bi quan hơn. Cha ông vừa qua đời (1868), đẩy ông vào suy sụp trong nhiều năm sau đó.<ref name="snaogq" />
== Nội dung ==
Nghe chị đọc truyện, Alice cảm thấy thật mệt mỏi. Mới nhắm mắt lại, cô bé đã thấy một chú [[thỏ]] trắng hối hả chạy ngang qua vừa nhìn vào [[đồng hồ]] bỏ túi vừa lầm bầm một mình. Alice nghĩ bụng, thật là kì lạ - một chú thỏ nói chuyện với chiếc đồng hồ bỏ túi! Thế là cô bé chạy theo sau thỏ trắng vào trong cái hang thỏ bên dưới một gốc cây to. Và cô bé rơi xuống, dường như rơi xuống tận tâm [[Trái Đất]] vậy. Nhưng khi Alice rớt bịch xuống, Thỏ Trắng cũng vừa biến mất sau một cấnh cửa nhỏ xíu dẫn ra một vườn hoa tuyệt đẹp nhưng cô không thể nào chui lọt được. Alice uống nước trong cái chai "Uống tôi đi" trên bàn và người cô bé thu lại nhỏ xíu. Nhưng giờ cô lại quá nhỏ để với được cái chìa khoá trên bàn. Cô ăn cái bánh "Ăn tôi đi" và thầm nghĩ nếu nó làm cô nhỏ hơn, cô sẽ chui qua được cánh cửa, còn nếu ngược lại thì cô sẽ với được cái chìa khoá.