Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Điện ảnh Việt Nam”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Thẻ: Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động
Dòng 287:
 
=== Điện ảnh Việt Nam đương đại ===
[[Tập tin:Gai nhay.jpg|nhỏ|200px180px|''[[Gái nhảy (phim)|Gái nhảy]]'' (2003)]]
Từ giữa [[thập niên 1990]], điện ảnh Việt Nam bắt đầu bước dần ra khỏi thời kỳ khủng hoảng. Số lượng phim tăng lên. Ngoài những phim tiếp tục khai thác đề tài chiến tranh như ''[[Hà Nội, mùa đông năm 1946]]'' (1997) của [[Đặng Nhật Minh]], ''[[Ngã ba Đồng Lộc (phim)|Ngã ba Đồng Lộc]]'' (1997) của [[Lưu Trọng Ninh]], ''[[Đời cát]]'' (1999) của [[Nguyễn Thanh Vân]], ''[[Ai xuôi Vạn Lý (phim)|Ai xuôi Vạn Lý]]'' (1996) của [[Lê Hoàng]]... các nhà làm phim đã hướng tới những đề tài đương đại: [[Vương Đức]] với ''[[Những người thợ xẻ (phim)|Những người thợ xẻ]]'' (1998), [[Nhuệ Giang]] với ''[[Thung lũng hoang vắng]]'' (2000), [[Đỗ Minh Tuấn]] với ''[[Vua bãi rác]]'' (2002)...
 
Dòng 298:
Đầu thập niên 2000, các nhà làm phim Việt Nam cũng cố gắng làm những phim thu hút khán giả. Người đi đầu trong trào lưu làm phim thương mại là đạo diễn [[Lê Hoàng]] với ''[[Gái nhảy (phim)|Gái nhảy]]'' (2003) của [[Hãng phim Giải phóng]]. Năm [[2001]], Lê Hoàng nhận kịch bản ''Trường hợp của Hạnh'' của biên kịch Ngụy Ngữ. Ban đầu ông định làm phim theo phong cách bán tài liệu, sau đó chuyển dần sang hướng phim xã hội và lấy tên phim là ''Gái nhảy''. Được công chiều vào dịp [[Tết]] đầu năm [[2003]], ''Gái nhảy'' với hai diễn viên chính [[Minh Thư]] và [[Mỹ Duyên]] đã thu hút một số lớn khán giả. Tuy gặp phải sự phê bình mạnh mẽ của báo chí và đồng nghiệp, phim vẫn đạt kỷ lục về doanh thu, khoảng 12 tỷ đồng{{ref|gai-nhay}}. Những năm tiếp theo, Lê Hoàng tiếp tục sản xuất những phim ăn khách khác như ''Lọ lem hè phố'' (2004), ''Nữ tướng cướp'' (2005), ''Trai nhảy'' (2007).
 
[[Hình:Vietnam National Cinema Center, Hanoi (IMG 0026).JPG|thumb|260px|Trung tâm Chiếu phim Quốc gia tại Hà Nội]]
[[Tập tin:The Rebel 22072007.jpg|nhỏ|upright|180px|Các thành viên của ''Dòng máu anh hùng'' tại [[Liên hoan phim quốc tế Bangkok]] 2007. Từ trái sang: [[Charlie Nguyễn]], [[Jimmy Nghiêm Phạm]], [[Dustin Nguyễn]], [[Ngô Thanh Vân]] và [[Johnny Trí Nguyễn]].]]
Điện ảnh trở thành một thị trường với nhiều hãng phim tư nhân tham gia. Trong đó có những hãng phim lớn mạnh như hãng [[Hãng phim Thiên Ngân|Thiên Ngân]] và hãng [[hãng phim Phước Sang|Phước Sang]]. Năm 2004, Thiên Ngân tung ra ''[[Những cô gái chân dài]]'' của đạo diễn [[Vũ Ngọc Đãng]] với một chiến dịch quảng cáo rầm rộ. Bộ phim có nhiều điều mới so với điện ảnh Việt Nam: một [[website|trang web]] riêng cho phim, cuộc thi vẽ [[poster]], [[soundtrack]] được làm riêng cho phim với ca sĩ nổi tiếng. ''Những cô gái chân dài'' là bộ phim nói về giới [[người mẫu]], các vai chính cũng do những người mẫu nổi tiếng [[Anh Thư]], [[Xuân Lan]], [[Dương Yến Ngọc]], [[Thanh Hằng]], [[Ngọc Nga]] đảm nhận. Không chỉ thành công về thương mại, ''Những cô gái chân dài'' còn là bộ phim tư nhân đầu tiên tham gia [[Liên hoan phim Việt Nam]] và đã đạt giải Bông sen bạc tại [[Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 14|liên hoan phim lần thứ 14]] năm [[2005]]{{ref|chan-dai}}.