Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Constantinus Đại đế”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 69:
=== 312 đến 324 ===
 
Đầu năm 312 Constantinus I đem quân vượt qua dãy [[Anpơ|Alps]] và tấn công [[Maxentius]]. Ông nhanh chóng chinh phục vùng Bắc Ý trong các trận [[Trận Turin (312)|Turin]] và [[Trận Verona (312)|Verona]], sau đó thẳng tiến về thành La Mã. Nơi đó, Constantinua I với một đội quân gồm gần 10 vạn người (9 vạn nộ binh và 8 nghìn kỵ binh)<ref name="Nor">J. Norwich, ''Byzantium: The Early Centuries'', 38</ref> đã đánh bại Maxentius trong [[trận Cầu Milvian]], mà kết quả là ông trở thành Augustus phía Tây, hay là người cai trị toàn bộ [[Đế quốc Tây La Mã|Đế quốc La Mã phía Tây]].<ref name="VanDam12">Raymond Van Dam, ''Remembering Constantine at the Milvian Bridge'', các trang 1-2.</ref> Trận đánh này được coi là bước ngoặt chuyển biến Constantinus từ là 1 người theo tôn giáo cổ truyền La Mã thành 1 tín đồ Ki-tô giáo. Tương truyền Constantinus I đã cho quân khắc lên khiên những ký hiệu mà những người theo Kitô giáo tin là ký hiệu [[labarum]], mặc dù các sử gia vẫn còn tranh cãi rằng là liệu những ký hiệu đó có phải là Kitô giáo rõ rệt hay là ký hiệu cổ của thần mặt trời.<ref>Elizabeth DePalma Digeser, "The Making of A Christian Empire: Lactantius and Rome" (London, Cornell University Press, 2000) p. 122</ref>. Ký hiệu labarum và khẩu hiệu đi kèm theo [[In Hoc Signo Vinces]] (trong dấu hiệu này, Người sẽ chinh phục) được kể là từ kết quả của hình ảnh hiện ra trước Constantinus I tại Saxa Rubra, là nguyên nhân mà cuối cùng ông thuận chuyển sang Kitô giáo. Trên đường rút chạy, Maxentius bị rơi xuống nước và chìm chết chìm dưới [[sông Tiber]]. Sau trận đánh Constantinus I ca khúc khải hoàn tiến vào Roma và phá vỡ kế hoạch của Maxentius nhằm kỷ niệm lễ đăng quang của mình bằng 1 thắng lợi quân sự lớn. Trong những kế tiếp, Constantinus đã dần dần chiếm được sự thiện cảm của cư dân Tây La Mã, ngoài ra ông cũng phát triển quân đội của mình mạnh hơn tất cả các đối thủ trong hệ thống [[Tứ đầu chế]] đang suy yếu. Cứ đến ngày [[28 tháng 10]], thị dân Roma lại làm lễ kỷ niệm chiến thắng cầu Milvian - ''"cuộc đánh đuổi tên bạo chúa"'' và ngày hôm sau là ngày [[29 tháng 10]], họ tiếp tục kỷ niệm - ''"cuộc tiến quân của vị thần linh"'' (đó chính là Constantinus I).<ref name="VanDam12"/>
 
Năm 313, ông gặp [[Licinius]] ở kinh thành [[Milano]] để kết chặt liên minh giữa họ bằng sự thành hôn của Licinius và em gái kế của Constantinus là [[Flavia Julia Constantia|Constantia]]. Trong cuộc gặp gỡ này, hai vị hoàng đế đã đồng ý về sắc lệnh bây giờ gọi là [[Sắc lệnh Milan]], chính thức cho phép tất cả mọi tôn giáo hoạt động tự do trong toàn đế quốc, đặc biệt là Kitô giáo.<ref>Pohlsander, Hans, ''The Emperor Constantine'', p. 24.</ref> Tuy nhiên cuộc hội nghị đã bị cắt ngắn khi tin tức đến tai Licinius rằng đối thủ của ông ta là [[Maximinus II|Maximinus Daia]] đã vượt qua [[Bosphore|Bosporus]] và xâm lược vào lãnh thổ thuộc Licinius. Licinius từ biệt và cuối cùng đã đánh bại Maximinus, nắm lại toàn quyền điều khiển phần phía đông của Đế quốc La Mã. Tuy nhiên những quan hệ giữa hai vị hoàng đế còn lại ngày càng xấu đi và hoặc là năm [[314]] hay [[316]], Constantinus và Licinius đánh lẫn nhau trong chiến tranh [[Trận đánh Cibalae|Cibalae]], với Constantinus (với 3 vạn quân) là người chiến thắng<ref name="Nor2">J. Norwich, ''Byzantium: The Early Centuries'', 47</ref>. Họ đụng độ lần nữa ở [[Trận đánh Mardia|trận Campus Ardiensis]] năm 317, và đi tới thỏa thuận rằng con trai của Constantine là [[Crispus]] và [[Constantinus II (hoàng đế)|Constantinus II]], và con trai của Licinius là Licinianus được phong ''[[Caesar (danh hiệu)|caesars]]''.<ref>Pohlsander, Hans, ''The Emperor Constantine'', pp. 38–39.</ref>