Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Đàn Kính Thiên Tràng An”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 2:
 
==Lịch sử==
Theo Đại Việt sử ký toàn thư, sau khi dẹp [[loạn 12 sứ quân]], thống nhất đất nước, vào ngày 10/3 Âm lịch năm 968, [[Đinh Bộ Lĩnh]] cho lập Đàn Tế Thiên ở phía Tây [[kinh đô Hoa Lư]], để tế cáo trời đất, công bố với thiên hạ, xưng là Đại Thắng Minh Hoàng Đế, đặt tên nước là [[Đại Cồ Việt]], lấy niên hiệu là Thái Bình và trở thành vị Hoàng đế đầu tiên của nhà nước phong kiến trung ương tập quyền tại Việt Nam.<ref>"Đến năm thứ nhất niên hiệu Khai Bảo (968) đời vua Triệu là Tống Thái Tổ, vương xưng Hoàng đế ở [[động Hoa Lư]]. Rồi dựng cung điện, chế triều nghi, sắp đặt trăm quan, lập xã tắc và tôn hiệu là Đại Thắng Minh Hoàng Đế" và trở thành vị Hoàng đế đầu tiên của nhà nước phong kiến trung ương tập quyền tại Việt Nam.</ref><ref>[http://www.ninhbinh.gov.vn/ubnd-ninhbinh/4/469/39067/94470/Tin-noi-bat/Le-Dan-Kinh-Thien-Trang-An.aspx Lễ Đàn Kính Thiên Tràng An]</ref>
 
Nhiều di tích cung điện và tường thành thế kỷ X tại [[cố đô Hoa Lư]] đã được phát hiện và khai quật trong đó có Đàn Kính Thiên và Đàn Xã Tắc. Riêng ở khu vực cửa ngõ phía Tây [[cố đô Hoa Lư]] hiện vẫn còn di tích được dân gian cho rằng là nơi đặt Đàn Kính Thiên [[thời Đinh]] đó chính là di tích Đàn Tế Trời nằm nằm trên đồi Thờ, xã Quỳnh Lưu, [[Nho Quan]], [[Ninh Bình]]. Hiện ở trên đồi còn di tích [[đền Vua Đinh Tiên Hoàng]] và trong khu vực xã Sơn Lai lân cận còn tới 4 đền thờ Vua, đều gắn với các sự kiện liên quan đến hoạt động của Vua ở khu vực này. Năm 2018, [[Ninh Bình]] đã phục dựng kiến trúc Đàn Kính Thiên và Lễ tế thiên đã được diễn ra vào dịp [[lễ hội Hoa Lư]].