Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Việt Nam Cộng hòa”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n Bổ sung thêm diễn biến năm 63 và 64
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 59:
Nguồn gốc của Việt Nam Cộng hòa được thành lập dựa trên sự kế thừa đối với [[Quốc gia Việt Nam]]. Sau [[Thế chiến II]], phong trào [[Việt Minh]] do [[Hồ Chí Minh]] lãnh đạo tiến hành kháng chiến chống lại sự cai trị của thực dân Pháp và [[Đế quốc Nhật Bản]] tại Việt Nam đã tuyên bố thành lập nước [[Việt Nam Dân chủ Cộng hòa]] vào ngày 2 tháng 9 năm 1945, với bản Tuyên ngôn Độc lập trích dẫn một số nội dung từ bản Tuyên ngôn độc lập của nước Mỹ năm 1776. Tháng 1/1946, Chính phủ Cách mạng lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tổ chức Tổng tuyển cử trên toàn lãnh thổ Việt Nam.<ref>http://quochoi.vn/tulieuquochoi/anpham/Pages/anpham.aspx?AnPhamItemID=3756</ref> Sau đó một số đảng phái có xung đột với Việt Minh dẫn đến sự tan vỡ của [[Chính phủ Liên hiệp Kháng chiến Việt Nam Dân chủ Cộng hòa|Chính phủ liên hiệp]]. Năm 1949, một nhóm chính trị gia chống Cộng với sự ủng hộ của Pháp lập ra chính quyền thuộc [[Liên hiệp Pháp]] với [[Bảo Đại]] là Quốc trưởng lãnh đạo. Sau [[Chiến dịch Điện Biên Phủ]], lực lượng viễn chinh Pháp tại Việt Nam đầu hàng các lực lượng của Việt Minh. Sau khi gian lận trong cuộc [[Trưng cầu dân ý miền Nam Việt Nam, 1955]], Thủ tướng Ngô Đình Diệm đã chiến thắng Quốc trưởng Bảo Đại để trở thành người đứng đầu [[Quốc gia Việt Nam]]. Sau đó, Ngô Đình Diệm thành lập nền Đệ nhất Cộng hòa mang tên Việt Nam Cộng hòa. Việt Nam Cộng hòa thành lập ngày 26 tháng 10 năm 1955, với [[Ngô Đình Diệm]] là Tổng thống đầu tiên, sau khi có một thời gian ngắn dưới thời Quốc trưởng [[Bảo Đại]], người sau đó bị phế truất và phải lưu vong tại Pháp.<ref name="Bühler2001p71">{{chú thích sách|author=Konrad G. Bühler|title=State Succession and Membership in International Organizations: Legal Theories Versus Political Pragmatism|url=https://books.google.com/books?id=Ty7NAG1Jl-8C|year=2001|publisher=Martinus Nijhoff Publishers|isbn=978-90-411-1553-9|pages=[https://books.google.com/books?id=Ty7NAG1Jl–8C&pg=PA71 71]}}</ref> Chính phủ này có quan hệ ngoại giao với Hoa Kỳ và 77 quốc gia. Năm [[1957]], Việt Nam Cộng hòa đệ đơn xin gia nhập [[Liên Hiệp Quốc]] nhưng đề nghị này bị [[Liên Xô]] phủ quyết.<ref name="DOA19751">{{chú thích web|url=http://lawofwar.org/vietnam_pow_policy.htm|title=Application of Geneva Conventions to Prisoners of War|author=George S. Prugh|publisher=http://lawofwar.org/|year=1975|work=VIETNAM STUDIES: LAW AT WAR: VIETNAM 1964–1973|url lưu trữ=https://web.archive.org/web/20170424093326/http://lawofwar.org/vietnam_pow_policy.htm|ngày lưu trữ=ngày 24 tháng 4 năm 2017|accessdate=ngày 17 tháng 7 năm 2017}}</ref><ref name="Doyle20101">{{chú thích sách|author=Robert C. Doyle|title=The Enemy in Our Hands: America's Treatment of Enemy Prisoners of War from the Revolution to the War on Terror|url=https://books.google.com/books?id=ZBryc3ANF6IC|year=2010|publisher=University Press of Kentucky|isbn=978-0-8131-2589-3|page=[https://books.google.com/books?id=ZBryc3ANF6IC&pg=PA269 269]}}</ref> Sau khi Diệm bị ám sát trong [[Đảo chính Việt Nam Cộng hòa 1963|một cuộc đảo chính]] do tướng [[Dương Văn Minh]] cầm đầu năm 1963, một loạt chính quyền quân sự được thành lập nhưng chỉ tồn tại trong một thời gian ngắn. Tướng [[Nguyễn Văn Thiệu]] sau đó nắm quyền trong giai đoạn 1967-1975 với một chính quyền dân sự do người Mỹ hậu thuẫn.
 
Sự khởi đầu của [[chiến tranh Việt Nam]] ngay từ năm 1955 khi chính quyền Ngô Đình Diệm từ chối Tổng tuyển cử để thống nhất đất nước trong khi tiến hành đàn áp các lực lượng chính trị của Việt Minh.<ref>http://www.qdnd.vn/phong-su-dieu-tra/dieu-tra/neu-tong-tuyen-cu-ho-chi-minh-se-gianh-80-phieu-bau-478418</ref> Vào năm 1959, [[Việt Nam Dân chủ Cộng hòa]] bắt đầu hỗ trợ các cơ sở chính trị và bán vũ trang của Việt Minh tại miền nam. Năm 1960, [[Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam]] được thành lập cùng với [[Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam|Cộng hòa miềnMiền Nam Việt Nam]] (được thành lập năm 1969) với viện trợ trang bị của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Liên Xô và các nước trong khối Xã hội chủ nghĩa. Sau các cuộc đảo chính năm 1963 và 1964, chính trường miền Nam trở nên rối ren, Việt Nam Cộng hòa ở bên bờ vực sụp đổ.<ref>http://thuvienhoasen.org/a14588/ban-them-ve-phong-trao-phat-giao-mien-nam-nam-1963-trong-giao-trinh-lich-su-viet-nam-hien-dai-o-bac-dai-hoc-va-cao-dang</ref> Cuộc chiến leo thang về quy mô khi các lực lượng [[quân đội Hoa Kỳ]] trực tiếp tham gia vào cuộc chiến năm 1965, tiếp theo là các đơn vị bộ binh Hoa Kỳ để bổ sung cho đội ngũ cố vấn quân sự hướng dẫn các lực lượng của Quân đội Việt Nam Cộng hòa. Một chiến dịch ném bom thường xuyên ở miền Bắc Việt Nam đã được các phi đội không quân Hoa Kỳ thực hiện từ các tàu sân bay của Hoa Kỳ từ năm 1966 và 1967. Chiến tranh đã đạt đến đỉnh cao trong [[sự kiện Tết Mậu Thân]] tháng 2 năm 1968, khi có hơn 600.000 lính Mỹ và đồng minh (Úc, New Zealand, Hàn Quốc, Thái Lan) cùng 600.000 lính Việt Nam Cộng hòa tham chiến ở miền Nam Việt Nam, cùng với hải quân và không quân Hoa Kỳ bắn phá miền Bắc Việt Nam.
 
Sau một thời gian đình chiến với Hiệp định Paris ký tháng 1 năm 1973, cuộc chiến tranh Việt Nam tiếp tục cho đến khi [[Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam]] [[sự kiện 30 tháng 4 năm 1975|tiến vào Sài Gòn vào ngày 30 tháng 4 năm 1975]]. Việt Nam Cộng hòa sụp đổ và toàn bộ miền Nam Việt Nam thuộc kiểm soát của chính phủ [[Cộng hòa miền Nam Việt Nam]], tiếp theo đó là việc thống nhất hai miền vào ngày 2 tháng 7 năm 1976 thông qua Tổng tuyển cử năm 1976.<ref>http://dangcongsan.vn/tu-lieu-van-kien/tu-lieu-ve-dang/lich-su-dang/books-010220154344256/index-2102201541308568.html</ref>