Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Galileo Galilei”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 133:
== Công nghệ ==
 
Galileo đã có những đóng góp vào cái hiện nay được gọi là [[công nghệ]], phân biệt rõ khỏi vật lý thuần tuý, và đề xuất nhiều thứ khác. Điều này không giống với sự phân biệt của Aristoteles, ông coi mọi vật lý của Galileo là ''techne'' hay tri thức hữu ích, trái ngược với ''episteme'', hay sự xem xét theo quan điểm triết học đối với các những nguyên nhân của sự vật. Trong giai đoạn 1595–1598, Galileo sáng chế và cải tiến một ''La bàn Địa lý và Quân sự'' thích hợp sử dụng cho các [[Pháo binh|pháo thủ]] và [[Khảo sát|những người vẽ bản đồ]]. Đây là việc cải tiến các thiết bị đã được thiết kế trước đó của [[Niccolò Tartaglia]] và [[Guidobaldo del Monte]]. Với các pháo thủ, ngoài một cách mới và an toàn hơn để nâng độ chính xác của [[pháo]], nó còn cung cấp một cách tính toán nhanh chóng lượng [[thuốc súng]] cho [[Bắn vòng cung|các viên đạn pháo]] ở các kích thước và vật liệu khác nhau. Như một công cụ địa lý, nó cho phép xây dựng một [[đa giác|hình đa giác]] đều bất kỳ, tính toán diện tích bất kỳ phần nào của hình đa giác hay hình tròn, và thực hiện nhiều tính toán khác. Năm [[Biểu thời gian công nghệ đo nhiệt độ và áp suất|1593]], Galileo chế tạo một [[nhiệt kế]], sử dụng sự giãn nở và co lại của không khí trong một bóng đèn để di chuyển nước vào trong một ống gắn bên cạnh.
 
Năm 1609, Galileo cùng với [[Thomas Harriot]] người Anh và những người khác, là những người đầu tiên sử dụng một [[kính viễn vọng khúc xạ]] như dụng cụ để quan sát các ngôi sao, hành tinh hay các vệ tinh. Cái tên "kính viễn vọng" (telescope) được đặt cho dụng cụ của Galileo bởi một nhà toán học Hy Lạp, [[Giovanni Demisiani]],<ref>{{Harvnb|Sobel|2000|p=43}}, {{Harvnb|Drake|1978|p=196}}. Trong ''Starry Messenger'' (Sứ giả Sao), được viết bằng tiếng Latinh, Galileo đã sử dụng thuật ngữ "perspicillum".</ref> tại một bữa ăn được tổ chức năm 1611 bởi Hoàng tử [[Federico Cesi]] biến Galileo thành một thành viên trong [[Accademia dei Lincei]] của ông.<ref>{{Chú thích web|url=http://web.archive.org/web/*/http://www.omni-optical.com/telescope/ut104.htm|title=Bản dự trữ của omni-optical.com "''A Very Short History of the Telescope''"}}{{dead link|date=tháng 12 - 2009}}</ref> Cái tên xuất phát từ từ [[tiếng Hy Lạp]] ''tele'' = 'xa' và ''skopein'' = 'nhìn'. Năm 1610, ông đã sử dụng một kính viễn vọng ở cự ly gần để phóng đại các phần của những con côn trùng.<ref name="telescope microscope">{{Harvnb|Drake|1978|p=163–164}}, {{Harvnb|Favaro|1890}} [http://moro.imss.fi.it/lettura/LetturaWEB.DLL?VOL=3&VOLPAG=163 (1892, 3:163]–[http://moro.imss.fi.it/lettura/LetturaWEB.DLL?VOL=3&VOLPAG=164 164)]{{la icon}}</ref> Tới năm 1624 ông đã hoàn thiện<ref name="microscope perfection">Có thể vào năm 1623, theo {{Harvnb|Drake|1978|p=286}}.</ref> một [[kính hiển vi]] phức hợp. Ông trao một thiết bị đó cho hồng y Zollern vào tháng 5 năm ấy để giới thiệu với Công tước Bayern,<ref name="Zollern microscope">{{Harvnb|Drake|1978|p=289}}, {{Harvnb|Favaro|1890}} [http://moro.imss.fi.it/lettura/LetturaWEB.DLL?VOL=13&VOLPAG=177 (1903, 13:177) ]{{it icon}}.</ref> và vào tháng 9 ông gửi một chiếc khác cho Hoàng tử Cesi.<ref name="Cesi microscope">{{Harvnb|Drake|1978|p=286}}, {{Harvnb|Favaro|1890}} [http://moro.imss.fi.it/lettura/LetturaWEB.DLL?VOL=13&VOLPAG=208 (1903, 13:208)]{{it icon}}. The actual inventors of the telescope and microscope remain debatable. A general view on this can be found in the article [http://micro.magnet.fsu.edu/optics/timeline/people/lippershey.html Hans Lippershey] (cập nhật lần cuối [[2003-08-01]]), © 1995–2007 by Davidson, Michael W.<!--NO LINK to the Republican political activist--> and the [[Florida State University]].</ref> Những thành viên của [[Accademia dei Lincei]] lại đóng một vai trò trong việc đặt tên "kính hiển vi" (''microscopea'') một năm sau đó khi một thành viên của viện [[Giovanni Faber]] đặt tên cho sáng chế của Galileo từ từ [[tiếng Hy Lạp]] ''μικρόν'' (''micron'') có nghĩa "nhỏ", và ''σκοπεῖν'' (''skopein'') có nghĩa "để nhìn vào". Từ này được dự định cho giống với "kính viễn vọng".<ref>{{Chú thích web|url=http://brunelleschi.imss.fi.it/esplora/microscopio/dswmedia/risorse/testi_completi.pdf|title=brunelleschi.imss.fi.it "Il microscopio di Galileo"|format=PDF}}</ref><ref>{{Chú thích web|author=Van Helden, Al.|url=http://galileo.rice.edu/chron/galileo.html|title=Galileo Timeline|accessdate=ngày 15 tháng 12 năm 2009}} trong ''Galileo Project''. Xem thêm [[Lịch sử công nghệ kính hiển vi]].</ref> Những hình vẽ các côn trùng được thực hiện nhờ một trong những kính hiển vi của Galileo, và được xuất bản năm 1625, dường như là tài liệu rõ ràng [[Biểu thời gian công nghệ kính hiển vi|đầu tiên]] về việc sử dụng một kính hiển vi phức hợp.<ref name="microscope use">{{Harvnb|Drake|1978|p=286}}.</ref>