Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Thần thoại Hy Lạp”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n Đã lùi lại sửa đổi của 2405:4800:529F:3C05:146D:1162:67CB:E98C (Thảo luận) quay về phiên bản cuối của 162.252.134.225
Thẻ: Lùi tất cả
Dòng 170:
Trong thời kỳ [[Hy Lạp thời kỳ Hy Lạp hóa|Hy Lạp hóa]], thần thoại giữ thanh thế về tri thức tinh hoa, đánh dấu những người sở hữu nó thuộc về một giai cấp nào đó. Cùng thời điểm đó, sự trở lại hoài nghi của thời đại Cổ điển trở nên mạnh mẽ hơn bao giờ hết<ref name="Gale89">M.R. Gale, ''Myth and Poetry in Lucretius'', 89</ref>. Nhà ghi chép thần thoại [[Euhemerus]] thiết lập nên truyền thống tìm kiếm những cơ sở lịch sử thực sự cho các nhân vật và sự kiện thần thoại<ref name="BrEuh">{{cite encyclopedia|title=Eyhemerus|encyclopedia=Encyclopædia Britannica|year=2002}}</ref>. Mặc dù công trình gốc của ông (''Hiera Anagraphê'', tức "Lịch sử thiêng liêng") bị thất lạc, nhưng nó được biết đến thông qua những gì được ghi chép bởi Diodorus và [[Lactantius]]<ref>R. Hard, ''The Routledge Handbook of Greek Mythology'', 7</ref>.
 
Sự chú giải duy lý về huyền thoại trở nên phổ biến chưa từng có dưới thời [[Đế quốc La Mã]], nhờ các lý thuyết duy vật của triết học [[chủ nghĩa khắc kỉ|khắc kỉ]] và [[chủ nghĩa khoái lạc|khoái lạc]]. Những người khắc kỉ đưa ra các giải thích về các vị thần và anh hùng như những hiện tượng vật lý, trong khi những người theo thuyết thần thoại lịch sử của Euhemerus [[lý giải]] họ như những nhân vật lịch sử. Đồng thời, những người khắc kỉ và những người theo phái tân Plato (''neoplatonists'') khuyến khích ý nghĩa đạo đức của truyền thống thần thoại, thường dựa trên những từ nguyên Hy Lạp<ref name="Chance69">J. Chance, ''Medieval Mythography'', 69</ref>. Thông qua thông điệp của Epicurus, [[Lucretius]] đã tìm cách loại trừ những nỗi sợ hãi mê tín trong tâm trí những đồng bào của ông<ref name="Walshxxvi">P.G. Walsh, ''The Nature of Gods (Introduction), xxvi</ref>. Ngay cả [[Titus Livius|Livius]] cũng tỏ ra hoài nghi về truyền thống thần thoại và tuyên bố rằng ông không định thẩm xét những huyền thoại như vậy<ref name="Gale88">M.R. Gale, ''Myth and Poetry in Lucretius'', 88</ref>. Thách thức với những người La Mã có một ý thức biện hộ và mạnh mẽ về truyền thống tôn giáo là bảo vệ truyền thống đó trong khi phải thừa nhận rằng nó thường là mảnh đất màu mỡ cho sự mê tín. Nhà khảo cổ [[Marcus Terentius Varro|Varro]], người coi tôn giáo là một thể chế của loài người với tầm quan trọng to lớn trong sự bảo tồn những điều thiện trong xã hội, dành nghiên cứu nghiêm khắc cho nguồn gốc của các tín ngưỡng tôn giáo. Trong ''Antiquitates Rerum Divinarum'' (đã không còn tồn tại, nhưng được cuốn ''[[Thành phố tâm linh|Thành phố của Chúa]]'' của [[Augustinô thành Hippo|Augustinô]] nhắc lại cách tiếp cận tổng quát), Varro lập luận rằng trong khi những người mê tín sợ các vị thần, những người tín ngưỡng thực sự lại tôn kính họ như cha mẹ<ref name="Walshxxvi"/>. Trong công trình của mình ông phân biệt ba loại thần thánh:
 
* Các vị thần của tự nhiên: các dạng nhân cách hóa của các hiện tượng tự nhiên như mưa, bão, lửa...