Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Phạm Lãi”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
→‎Liên kết ngoài: AlphamaEditor, Add categories, part of Category Project Executed time: 00:00:03.0049543 using AWB
Dòng 16:
Khi đại sự thành công, Phạm Lãi cho rằng vua Việt có tướng cổ cao, môi dài mỏ quạ, là người nhẫn tâm mà ghét kẻ có công, cùng ở lúc hoạn nạn thì được chứ lúc an lạc thì không được, nên không ở lại làm quan mà bí mật trốn đi ở ẩn.
 
Theo [[Sử ký]]<ref name=SK41>[http://zh.wikisource.org/wiki/%E5%8F%B2%E8%A8%98/%E5%8D%B7041 Sử ký: quyển 41, Thế gia - Việt vương Câu TIễn thế gia]</ref> - nguồn tài liệu đáng tin cậy hơn cả - Phạm Lãi đến nước Tề, cha con cùng tự cày cấy làm ăn. [[Tề (nước)|Nước Tề]] sai sứ mang ấn tướng quốc đến mời ông vào triều, nhưng ông từ chối, không màng công danh, rồi cùng gia quyến đến đất Đào, đổi tên thành '''Đào Chu công''' (陶朱公) và trở thành một [[thương gia]] giàu có lúc bấy giờ. Tài liệu này còn kể chuyện ông sinh thêm một con trai út ở [[đất Đào]].<ref name=SK41 />. Phạm Lãi có khi nhớ nước Việt đã trở về thăm, có người từng thấy ông lai vãng ở [[Dường Thành]]. Khi về tới Việt, ông thấy rất vui khi dân được ấm no và hạnh phúc.<ref>Cuốn ''Tây Thi'' của Lợi Bảo, dịch giả Ông Văn Tùng, tr.694, 695</ref> Câu chuyện về người con thứ của Phạm Lãi bị án chết chém ở [[sở (nước)|nước Sở]] (''xem ở dưới'') cho thấy khi bỏ nước Việt ra đi, ông mang theo toàn bộ gia quyến và không đi cùng Tây Thi.<ref name=SK41 />.
 
Có thuyết nói rằng ông rủ người đẹp Tây Thi lên thuyền đi vào [[Ngũ Hồ]], cắt đứt mọi mối quan hệ với thế giới bên ngoài, sống cuộc đời phóng khoáng tự do, khi ca hát, khi câu cá, lúc đọc sách, mặc cho thời gian trôi qua. Nhưng có thuyết khác bác bỏ ý trên, [[Đông Chu liệt quốc]] cho rằng khi diệt được Ngô, [[Việt Vương Câu Tiễn|Câu Tiễn]] định mang [[Tây Thi]] về Việt nhưng vợ Câu Tiễn ghen nên bí mật sai người bắt nàng, buộc đá vào cổ và đẩy xuống sông cho chết. Vì thế Phạm Lãi chỉ đi một mình.