Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Nguyễn Quang Toản”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
nKhông có tóm lược sửa đổi
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 50:
Tháng 7 năm [[1792]], Nguyễn Huệ chết, di mệnh cho bọn [[Trần Văn Kỷ]] và [[Trần Quang Diệu]] phò tá Thế tử, và thiên đô sang Nghệ An (Phượng Hoàng Trung Đô). Khi đó Quang Toản mới 10 tuổi lên ngôi, lấy niên hiệu là Cảnh Thịnh, sai [[Ngô Thì Nhậm]] sang nước Tàu báo tang, cầu phong. [[Ngô Thì Nhậm]] chưa ra khỏi cửa quan thì vua Thanh đã biết chuyện trước, sai sứ giả ở Quảng Tây là Thành Lâm đến bắc thành phong cho Quang Toản làm An Nam quốc vương, Quang Toản bèn sai người khác đóng giả mình để tiếp nhận{{sfn|Đại Nam liệt truyện, tập 2|2001|p=570}}.
 
=== Nội chiến trong nhà ===
 
Quang Toản lên kế ngôi khi tuổi còn nhỏ, không có khả năng nắm việc triều chính. Lấy Quang Thùy làm Khang công, Tiết chế các doanh Thủy bộ ở bắc biên, Quang Hãn làm Tuyên công, coi việc ở Thanh Hóa, [[Nguyễn Văn Huấn]] và [[Lê Trung]] quản trấn Nghệ An. [[Vũ Văn Dũng]], [[Nguyễn Văn Dụng]], [[Nguyễn Văn Danh]], [[Ngô Văn Sở]], [[Lê Xuân Tài]], [[Chu Ngọc Uyển]], [[Nguyễn Công Tuyết]] trấn giữ Bắc Thành. Ở tại triều đình, [[Bùi Đắc Tuyên]] làm Thái sư quản đốc, cùng với [[Vũ Văn Dũng]] ở Thăng Long, là những người nắm quyền hành trên thực tế vào lúc đó. Các quan phụ chính còn có thêm [[Phạm Công Hưng]], [[Trần Văn Kỷ]], [[Trần Quang Diệu]]...{{sfn|Đại Nam liệt truyện, tập 2|2001|p=571}} Do Quang Toản tuổi còn nhỏ, chỉ thích chơi đùa, nên [[Bùi Đắc Tuyên]] được thế tác oai tắc phúc, làm điều bừa bãi, trong ngoài đều oán ghét.
Dòng 58:
Thế là hai nhánh nhà Tây Sơn được thống nhất về một mối. Cảnh Thịnh phong cho con Nhạc là [[Nguyễn Bảo]] làm Hiếu công, cắt huyện Phù Ly<ref group="Ghi chú">Nay là hai huyện Phù Mỹ, Phù Cát, tỉnh [[Bình Định]]</ref> để làm ấp ăn lộc, gọi là Tiểu triều. Nguyễn Bảo có ý không bằng lòng, về sau năm [[1798]], Nguyễn vương bắc phạt, gửi thư dụ Bảo đầu hàng. Cảnh Thịnh được tin, bắt Bảo về Phú Xuân, cho trấn nước đến chết.
 
=== Diệu - Dũng tranh hùng ===
 
Năm [[1794]], Cảnh Thịnh sai [[Nguyễn Văn Huấn]], [[Trần Viết Kết]] đánh úp Diên Khánh, nhưng không được phải rút về. Mùa đông năm đó, [[Bùi Đắc Tuyên]] phái Ngô Văn Sở thay chức Vũ Văn Dũng trông coi Bắc Hà, và triệu Dũng về, đồng thời cũng kiếm chuyện bắt tội Trung thư lệnh [[Trần Văn Kỷ]], đày ra trấn xa. Dũng gặp Kỉ ở trạm Mỹ Xuyên, Kỉ bàn với Dũng rằng:
Dòng 69:
Lúc đó Cảnh Thịnh lên thân chánh, mà Thái úy [[Phạm Công Huân]] có bệnh mà chết, bèn lấy Diệu làm Thiếu phó, Huấn làm Thiếu bảo, Dũng làm Đại tư đồ. Nguyễn Văn Danh (có chỗ chép là Nguyễn Văn Tứ) làm Đại tư mã, gọi là Tứ trụ đại thần{{sfn|Đại Nam liệt truyên, tập 2|2006|p=572}}.
 
=== Giết Lê Trung ===
 
Khi ấy, các cận thần ở bên Cảnh Thịnh gièm pha rằng oai quyền của Diệu quá lớn, đang toan có mưu khác. Toản tin là thật, liền rút hết binh quyền của Diệu, chỉ cho giữ một chức quan vào hàng thị thần mà thôi. Quang Diệu bèn giả bệnh, trốn tránh không vào chầu. Diệu vốn tương đắc với Lê Trung, nên gửi mật thư vào Quy Nhơn, hẹn Trung cất quân lập [[Nguyễn Quang Thiệu]] (con [[Nguyễn Huệ]], anh Cảnh Thịnh) làm vua. Trung theo lời kéo quân về, Quang Thiệu đem quân tiếp ứng phía sau.