Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Khâm Thánh Hiến Túc Hoàng hậu”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 37:
Lên vị Thái hoàng thái hậu, Cao Thái hậu ngự ở [[Bảo Từ cung]], để lại cố cung là [[Khánh Thọ cung]] (慶壽宮) cho Hướng Thái hậu đến ở. Nhưng Hướng Thái hậu lễ độ từ chối, không dám ở chính cung mà cho sửa một gian hậu điện phía sau, đổi gọi là [[Long Hựu cung]] (隆祐宮) và ở đó. Tống Triết Tông được tuyển hôn hơn 100 người con gái danh giá, nhưng Hướng Thái hậu không chủ trương tiến cử con cháu họ Hướng, để tránh bị đàm tiếu là [[ngoại thích]].
 
Năm Nguyên Phù thứ 3 ([[1100]]), Tống Triết Tông giá băng, không có con cái nối dõi. Lúc này, Cao thái hoàng thái hậu cũng đã quaquy đờitiên, cho nên Hướng thái hậu là người nắm đại quyền hoàng gia, được tự chọn tânTân quân kế vị. Bà bỏ ngoài tai lời tâu của Tể tướng [[Chương Đôn]] (章惇), quyết định tự chủ ý lập Đoan vương [[Triệu Cát]], con trai thứ 11 của Thần Tông hoàng đế làm Tân đế. Đoan vương lên ngôi, tức [[Tống Huy Tông]].
 
Sau khi Huy Tông đăng cơ, Hướng thái hậu quyết định tham dự chính sự. Cũng giống như [[Từ Thánh Quang Hiến hoàng hậu|Từ Thánh Quang Hiến Hoàng hậu]] Tào thị và [[Tuyên Nhân Thánh Liệt hoàng hậu]] Cao thị, bà trọng dụng [[Cựu đảng]] với chủ trương giữ gìn Tổ chế, triệt hạ và lấn át [[Tân đảng]] với chủ trương [[cải cách]] pháp độ. Để làm như vậy, Thái hậu nương nương đã khuyên Huy Tông hoàng đế đón MạnhHoàng hậu Mạnh thị, vốn là phếPhế hậu của [[Tống Triết Tông]] hồi cung. Huy Tông nghe theo, liền đón Mạnh thị về cung, tức [[Mạnh hoàng hậu|Mạnh thái hậu]]. Khi đó, [[Lưu Thanh Tinh|Lưu thái hậu]] là hoàng hậu kế của Triết Tông, có thù hằn với Mạnh hậu nên tỏ vẻ không vui, tìm ngoại thần liên kết để âm mưu phế bỏ Mạnh thái hậu một lần nữa.
 
Năm Kiến Trung Tĩnh Quốc nguyên niên ([[1101]]), [[mùa xuân]], [[tháng giêng]], Hướng thái hậu qua đời, thọ 56 tuổi. [[Thụy hiệu]] là '''Khâm Thánh Hiến Túc hoàng hậu''' (欽聖獻肅皇后), an táng cùng Tống Thần Tông tại [[Vĩnh Dụ lăng]] (永裕陵).