Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Thần Cao Sơn”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 36:
 
==Thần Cao Sơn ở Trung Quốc==
Thần Cao Sơn nữa là người Trung Quốc. Theo thần tích Đình Đại ([[Bạch Mai]], Hà Nội) thì thần tên Cao Hiển, tự là Văn Trường, cha là Cao Khánh ở vùng núi [[Bảo Đài Sơn]], quận Quảng Nam. Ông lấy vợ người làng Quang Liệt ở [[Trường Yên, Hoa Lư|Trường Yên]] là Trần Thị Tố, sinh người con trai vào ngày 16 tháng 3 năm Kỷ Tị, đặt tên là Hiển. Sau khi mẹ mất năm lên 7 tuổi, cậu được cha đưa về [[Trung Quốc]]. Hiển học thầy Chu Đường, 27 tuổi đỗ Tiến sĩ, bổ châu mục [[Ích Châu]]. Sau khi [[Hồ Quý Ly]] cướp ngôi nhà Trần, Hiển công được vua sai sang Việt Nam trừ họ Hồ. Ông đóng đồn ở Hồng Mai (tức Bạch Mai), diệt được nhà Hồ, sau lại về Bắc, được vua Trung Quốc phong Cao Sơn đại vương, sau tu ở núi Bảo Đài, thọ 103 tuổi. Vị thần này còn được thờ ở một số nơi khác trong nội thành Hà Nội, như đình Đồng Tâm. Đình Làng Minh Thành, xã Đông Quang, huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa còn nguyên phả tích thờ. Năm 1954 bị tàn phá đến nay được ông Trịnh Thế Chiến cho gây dựng lại. Là một ngôi đình rất linh thiêng về cầu tài, cầu lộc đặc biệt xin mưa thuận gió hòa.
 
Phả tích ghi rằng: Trời giáng xuống tai họa, bệnh tật phát sinh, dân trong ấp rất khổ sở do mắc bệnh nên sống không yên. Nhân dân thường đến khấn bái ở chùa. Lúc này, có một người chăn trâu thường xuyên xuất hiện ở bến sông, không khí ở đây trong lành, bỗng thấy một cụ già, tuổi khoảng 80, ngồi trên một gò đất, ngồi lâu mà không biến mất, vào tháng 5, ở trong thôn có một cậu bé mắc bệnh qua đời. Khi được đem đi mai táng thì nghe có tiếng khóc thảm thiết ở bãi sông, rồi lúc đó trời đất tối sầm lại xuất hiện một cụ già râu tóc bạc trắng, tay chống một cây gậy trúc đứng ở nơi này và bảo rằng "Ta chính là thiên sứ do trời ban xuống để cứu dân, thấy các ngươi thành tâm cho nên ta hiển linh báo rằng. Ta chính là vị thần của thôn Thạch Đường (Minh Thành) . Nói xong biến mất . Bổng nổi lên một trần cuồng phong bay từ mảnh đất này lên cao đến ngôi đền thôn Thạch Đường. Các cụ già và nhân dân trong ấp đều nhìn thấy và cũng chính trong ngày đó, bà con nhân dân đã kéo nhau đến ngôi đền ở thôn để khấn cầu Thần và rước vị thần về nơi vị thần đứng ở bên sông rồi lập đàn lễ suốt ba ngày và quả nhiên thấy thần ứng hiện vào một cụ già họ Lê trong thôn nói rằng " Ta chính là Chiêu hiền sứ vương, được thiên đình sắc mệnh giao cho cai quản khu đất này" Nói xong thì thăng biến, Nhân dân hành lễ tạ ơn và chỉ trong một đêm, nhân dân trong làng đều hết bệnh tật, cuộc sống trở lại bình yên. Sau ba ngày nhân dân hành lễ cúng tế, thấy một cơn gió lớn từ phía Tây bắc bay cuốn lên trên không rồi lại bay đến đàn tế lễ, và người ta lại nhìn thấy ngay tại đàn tê lễ nổi lên một khối màu vàng. Nhân dân cho là rất linh thiêng kỳ dị, bèn dựng một tòa miếu ở đây để phụng thờ hương hỏa. Từ đó về sau thấy Thần linh ứng hiện, trong nhân dân nhà nào có việc gì đều đến miếu thờ để lễ bái và đều được ứng nghiệm, đúng là vị Thần phù hộ.
 
==Liên quan==