Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Thần Cao Sơn”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 35:
Thần Cao Sơn giỏi thuốc, thường hiện thân làm thầy lang chữa bệnh đậu mùa cho nhân dân xứ Đông. Lúc sinh thời có hiệu là Tế giang cư sĩ. Nhân dân đảo [[Quan Lạn]], [[Vân Đồn]], [[Quảng Ninh]] thờ Cao Sơn trong miếu ở xóm Thái Hoà gọi là Cao Sơn thần miếu.
 
==Thần Cao Sơn ở Trung Quốc - Làng Minh Thành, xã Đông Quang, Huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa==
Thần Cao Sơn nữa là người Trung Quốc. Theo thần tích Đình Đại ([[Bạch Mai]], Hà Nội) thì thần tên Cao Hiển, tự là Văn Trường, cha là Cao Khánh ở vùng núi [[Bảo Đài Sơn]], quận Quảng Nam. Ông lấy vợ người làng Quang Liệt ở [[Trường Yên, Hoa Lư|Trường Yên]] là Trần Thị Tố, sinh người con trai vào ngày 16 tháng 3 năm Kỷ Tị, đặt tên là Hiển. Sau khi mẹ mất năm lên 7 tuổi, cậu được cha đưa về [[Trung Quốc]]. Hiển học thầy Chu Đường, 27 tuổi đỗ Tiến sĩ, bổ châu mục [[Ích Châu]]. Sau khi [[Hồ Quý Ly]] cướp ngôi nhà Trần, Hiển công được vua sai sang Việt Nam trừ họ Hồ. Ông đóng đồn ở Hồng Mai (tức Bạch Mai), diệt được nhà Hồ, sau lại về Bắc, được vua Trung Quốc phong Cao Sơn đại vương, sau tu ở núi Bảo Đài, thọ 103 tuổi. Vị thần này còn được thờ ở một số nơi khác trong nội thành Hà Nội, như đình Đồng Tâm. Đình Làng Minh Thành, xã Đông Quang, huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa còn nguyên phả tích thờ. Năm 1954 bị tàn phá đến nay được ông Trịnh Thế Chiến cho gây dựng lại. Là một ngôi đình rất linh thiêng về cầu tài, cầu lộc đặc biệt xin mưa thuận gió hòa.