Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Giác ngộ trong Phật giáo”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Lumiraty (thảo luận | đóng góp)
Không có tóm lược sửa đổi
Lumiraty (thảo luận | đóng góp)
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 12:
''Do vậy, này Vị đạo sĩ, Ta là Phật''"
 
:::Trích [[Trung bộ kinh]], kinh Brahmàyu<ref>[http://tuvientuongvan.com.vn/phap-bao/trung-bo-kinh--91-kinh-brahmayu-p1135.html Trung Bộ Kinh, Kinh Brahmàyu], Tu Viện Tường Vân</ref>
:::Trích [[Trung bộ kinh]], kinh Brahmayu
 
Dù rằng cái thể của tính Không là một, nhưng người ta cho rằng có nhiều mức độ giác ngộ khác nhau. Nếu so sánh giác ngộ như phá vỡ một bức tường, thì có mức giác ngộ như chỉ hé mở một lỗ nhỏ và giác ngộ như Phật Thích-ca là phá vỡ hoàn toàn bức tường đó. Có vô vàn khác nhau giữa các mức giác ngộ, biểu hiện bằng sự rõ ràng chính xác của thiền giả đạt được. Dựa trên kinh nghiệm của các bậc giác ngộ, thế giới của sự giác ngộ không hề khác với thế giới hiện tượng của chúng ta, tất cả đều là một, Hiện tượng-Tính không, Tương đối-Tuyệt đối. Kinh nghiệm về cái tất cả là một này chính là kinh nghiệm về thể tính tuyệt đối đó. Trong ''[[Bát-nhã-ba-la-mật-đa tâm kinh|Bát-nhã ba-la-mật-đa tâm kinh]]'' (sa. ''mahāprajñāpāramitā-hṛdaya-sūtra'') chỉ rõ "sắc tức là không, không tức là sắc", tức là không hề có hai thế giới. Nhờ tình trạng giác ngộ sâu xa, hành giả từ bỏ được cái Ngã. Trong [[Thiền tông]], một khi cái ngã đã chết ("đại tử") thì "đời sống" mới bắt đầu, đó là một cuộc sống tự tại và an lạc. Người điển hình đã giác ngộ hoàn toàn mà tất cả các Phật tử đều công nhận là vị Phật lịch sử [[Tất-đạt-đa Cồ-đàm|Thích-ca Mâu-ni]], cũng là người bắt đầu giáo hoá cho nên đạo Phật cũng được gọi là "đạo giác ngộ".