Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Nguyễn Du”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 37:
 
==Cuộc đời==
===Thời trẻ===
'''Nguyễn Du''' sinh năm [[Ất Dậu]] ([[1765]])<ref> Chép theo sách ''giáo khoa lớp 10'' (Tập 2) hiện hành (bản in 2008, tr. 92).</ref> tại [[Thăng Long]]. Tổ tiên ông vốn từ làng Canh Hoạch, huyện [[Thanh Oai]], trấn [[Sơn Nam]] (thuộc [[Hà Tây]] và nay thuộc [[Hà Nội]]) sau di cư vào xã [[Nghi Xuân]], huyện [[Tiên Điền]] (nay là làng Tiên Điền, huyện [[Nghi Xuân]], tỉnh [[Hà Tĩnh]]).
 
Hàng 48 ⟶ 49:
 
Năm [[1780]], khi ấy Nguyễn Du mới 15 tuổi thì xảy ra “Vụ mật án [[Canh Tý]]”: Chúa [[Trịnh Sâm]] lập con thứ là [[Trịnh Cán]] làm thế tử, thay cho con trưởng là Trịnh Tông. Ông Khản giúp Trịnh Tông, việc bại lộ, bị giam. Đến khi Trịnh Tông lên ngôi, ông Khản được cử lên làm Thượng thư [[Bộ Lại]] và Tham tụng. Quân lính khác phe (sử gọi là “kiêu binh”) không phục, kéo đến phá nhà, khiến ông Khản phải cải trang trốn lên [[Sơn Tây]] sống với em là Nguyễn Điều rồi về quê ở [[Hà Tĩnh]]. Vậy là anh em Nguyễn Du từ bấy lâu đã đến nương nhờ ông Khản, mỗi người phải mỗi ngã.
===Làm quan nhà Lê và lui về ở ẩn===
 
Năm [[1783]], Nguyễn Du [[thi Hương]] đỗ tam trường (tú tài), sau đó không rõ vì lẽ gì không đi thi nữa. Trước đây, một võ quan họ Hà (không rõ tên) ở [[Thái Nguyên]], không có con nên đã nhận ông làm con nuôi. Vì thế, khi người cha này mất, Nguyễn Du được tập ấm<ref>Tập ấm: Tập có nghĩa truyền lại đời sau, ấm có nghĩa là nhờ ơn người trước để lại mà con cháu được phong tặng chức tước hoặc miễn cho một trách nhiệm nào đó.</ref> một chức quan võ nhỏ ở Thái Nguyên.
 
Hàng 56 ⟶ 57:
 
Được vài năm, Nguyễn Du về Nghệ An. Năm [[1796]], nghe tin ở [[Gia Định]], chúa [[Nguyễn Ánh]] (1762-1819) đang hoạt động mạnh, ông định vào theo, nhưng chưa đi khỏi địa phận Nghệ An thì đã bị quân Tây Sơn do tướng Nguyễn Thuận chỉ huy, bắt giữ ba tháng.
===Làm quan nhà Nguyễn===
Trở về Tiên Điền (Hà Tĩnh), ông sống chật vật một thời gian dài cho đến mùa thu năm [[1802]], khi chúa Nguyễn Ánh lên ngôi lấy niên hiệu [[Gia Long]], thì ông được gọi ra làm quan cho nhà Nguyễn.
 
Hàng 73 ⟶ 75:
Sau khi đi sứ về vào năm [[1814]], ông được thăng Hữu tham tri Bộ Lễ.
 
===Qua đời===
Năm [[1820]], Gia Long mất, [[Minh Mạng]] (1791-1840) lên ngôi, Nguyễn Du lại được cử làm Chánh sứ đi Trung Quốc, nhưng chưa kịp lên đường thì mất đột ngột (trong một trận dịch khủng khiếp làm chết hàng vạn người lúc bấy giờ) ở kinh đô [[Huế]] vào ngày 10 tháng 8 năm [[Canh Thìn]] tức 18 tháng 9 năm 1820<ref> Ghi theo ''Ngữ văn 10 tập 2'' (Nxb Giáo dục, 2008, tr.93). Còn ''Văn học 11 tập I'' (Nxb Giáo dục, 1981, tr 23), ''Từ điển Văn học'' (bộ mới, sách đã dẫn, tr.1120)'' và theo cách tính của website [http://www.xemngay.com/Default.aspx?blog=stol&d=10081820&key=xem+l%e1%bb%8bch+2008] đều cho biết đó là ngày 16 tháng 9 năm 2008.</ref>