Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Nguyễn Du”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 102:
Hai bài này được sáng tác khoảng thời gian Nguyễn Du về sống ở Nghệ An, sau bị quân Tây Sơn bắt giữ rồi thả.
 
===Nhận xét kháivề quáttác phẩm văn học===
Xét về nội dung, qua các sáng tác của Nguyễn Du, nét nổi bật chính là sự đề cao xúc cảm, tức đề cao “tình”. Điều quan trọng hàng đầu, là sự cảm thông sâu sắc của tác giả đối với cuộc sống và con người, đặc biệt là những con người nhỏ bé, bất hạnh ([[Văn tế thập loại chúng sinh]], [[Sở kiến hành]], [[Thái Bình mại ca giả]] v.v...). Cái nhìn nhân đạo này khiến ông được đánh giá là “tác giả tiêu biểu của trào lưu nhân đạo chủ nghĩa trong văn học cuối [[thế kỷ 18]] đầu [[thế kỷ 19]]”. Riêng với [[Truyện Kiều]], kiệt tác này còn “thấm đẫm tinh thần ngợi ca, trân trọng vẻ đẹp kì diệu của tình yêu lứa đôi.”
Dòng 110:
Và để hiểu được phần nào nỗi lòng của Nguyễn Du, các nhà nghiên cứu văn học thường dựa vào ''Gia phả'' họ Nguyễn Tiên Điền và các tác phẩm của ông (đặc biệt là Truyện Kiều) để rút ra một số nhận định. Tuy nhiên, những nhận định ấy đến nay vẫn chưa thống nhất, thậm chí còn mâu thuẫn với nhau một cách sâu sắc. Bởi vậy chỉ có thể tạm kết luận rằng:
:''Nguyễn Du là một con người suy nghĩ nhiều về cuộc sống đương thời, có thái độ yêu ghét khá rõ trước cái tốt cái xấu, nhưng không sao thoát khỏi buồn phiền vì không giải thích nổi cuộc đời và không biết phải làm thế nào để thay đổi cuộc đời đó''<ref>''Văn học 11'', Nxb Giáo dục, 1981, tr.24.</ref>.
==Nhận định==
Nguyễn Du được xem là một nhà thơ lớn của [[Việt Nam]], được [[người Việt]] kính trọng gọi ông là "Đại thi hào dân tộc". Năm [[1965]], Nguyễn Du được [[UNESCO]] công nhận là [[danh nhân văn hóa]] thế giới.<ref>http://www.bacninh.gov.vn/Story/VanHoaDuLich/HuyenThoaiDienTich/2010/11/22932.html</ref>
 
==Về năm sinh Nguyễn Du==