Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Đất Đỏ”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 46:
Cơ cấu kinh tế là nông nghiệp, dịch vụ, thương mại, và công nghiệp. Về nông nghiệp, huyện Đất Đỏ đã phát triển cả trồng trọt lẫn chăn nuôi, từng bước chuyển đổi theo hướng sản xuất hàng hóa, phát huy các loại hình kinh tế hợp tác, chuyển đổi thực hiện luật hợp tác xă. Cũng có 118 tập đoàn sản xuất, xây dựng 15 câu lạc bộ khuyến nông. Tiếp tục chuyển đổi cơ cấu cây trồng, đă cải tạo 450 ha vườn tạp thành vườn chuyên canh ở các xă Long Tân, Láng Dài, Phước Thạnh và Phước Long Thọ. Giá trị sản xuất nông nghiệp từ 1996-2002 đạt 708.790 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng bình quân 6,4%/năm.
 
Ngư nghiệp được coi là ngành kinh tế mũi nhọn của huyện Long Đất Đỏ. Huyện đă xây dựng được 3 cảng cá Lộc An, Tam Phước, Ḷ Vôi<!-- ??? -->. Đến năm 2003 đã có 1.925 tàu cá với công suất bình quân 90 CV/chiếc. Tổng sản lượng khai thác 86.672,5 tấn/năm. Hiện nay, huyện có 33 cơ sở chế biến hải sản.
 
Đất Đỏ còn có thế mạnh về du lịch biển. Thị trấn Phước Hải có khu du lịch Thùy Dương, làng chài Phước Hải hàng năm thu hút hàng trăm ngàn lượt khách. Đất Đỏ còn là quê hương của anh hùng liệt sĩ [[Võ Thị Sáu]], là nơi ở của người con gái nhà cách mạng nổi tiếng [[Dương Bạch Mai]] mà nhân dân xã Long Mỹ hay gọi với cái tên triều mến là Bà Hai Mắt Kiếng, có chiến khu Minh Đạm… là những địa chỉ để phát triển loại hình du lịch "về nguồn".