Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Thành Bản Phủ (Điện Biên)”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n →‎Kiến trúc: clean up, replaced: → using AWB
n xóa link chết hoặc tự xuất bản using AWB
Dòng 17:
Đầu của thế kỷ 18 xuất hiện giặc Phẻ từ phương Bắc tràn xuống vùng Mường Thanh, cướp phá, giết hại dân lành. Đứng đầu đám giặc cỏ là tên tướng Phạ Chẩu Tin Toòng, có thuyết gọi là Phạ Chẩu Tín Toòng (''ông tướng nhà trời'').
 
Khoảng năm [[1740]], giặc Phẻ chiếm được [[Mường Thanh]] và đóng quân trong [[thành Tam Vạn]], rồi cướp phá khắp nơi đến tận [[Thuận Châu]] ([[Sơn La]]).<ref name=baothaibinh39 />
 
Có hai thủ lĩnh người Thái là [[Lò Văn Ngải]], [[Lò Văn Khanh]] đứng lên tập hợp, lãnh đạo dân [[Mường Thanh]] chống giặc. Song lực còn yếu, nghĩa quân chịu nhiều tổn thất, phải rút lên vùng núi cao bảo toàn lực lượng.<ref name=baothaibinh39 />
 
Năm [[1751]], nghe tin có vị tướng miền xuôi - tức thủ lĩnh nghĩa quân [[Hoàng Công Chất]] gặp rất nhiều khó khăn tại vùng [[Sơn Nam (địa danh cũ Việt Nam)|Sơn Nam Hạ]] trước sự đàn áp của triều đình, tạm lánh vào vùng thượng du [[Thanh Hoa]] rồi sang [[Lào|Ai Lao]] để củng cố xây dựng lực lượng - Lò Văn Ngải, Lò Văn Khanh đã liên kết với nghĩa quân.<ref name=baothaibinh39 />
 
Nghĩa quân đóng ở vùng [[sông Mã]] ([[sông Mã (huyện)|huyện Sông Mã]] ngày nay), đến khi lực lượng đủ mạnh thì xuất quân tiến về bao vây thành Tam Vạn.<ref name=baothaibinh39 />
 
Năm [[1751]]-[[1754]], diễn ra nhiều trận đánh ác liệt đã liên tiếp, nghĩa quân bao vây [[Mường Thanh]]. Cuối cùng, Hoàng Công Chất dùng nghĩa quân người người [[dân tộc Lào]], [[Thái]] trá hình thành lính của Phạ Chẩu Tin Toòng lọt vào thành, rồi lập mưu trong đánh ra, ngoài đánh vào. Phạ Chẩu Tin Toòng bỏ thành chạy đến Pú Văng (chân [[đồi Độc Lập]]) rồi bị nghĩa quân đánh bắt được.<ref name=baothaibinh39 />
 
==Xây dựng==
Sau chiến thắng giặc Phẻ [[1754]], Hoàng Công Chất đóng quân trong thành Tam Vạn để xây dựng vùng Mường Thanh thành căn cứ địa lâu dài.<ref name=baothaibinh39/>
 
Năm [[1758]], Hoàng Công Chất quyết định cho xây dựng thành Bản Phủ một Thành luỹ vững chắc và kiên cố hơn thanh Tam Vạn làm thủ phủ của nghĩa quân.<ref name=baothaibinh39 />
 
Đến năm [[1762]], thành Bản Phủ được xây dựng xong.<ref name=baothaibinh39 />
 
Trong khoảng thơi gian từ 1758-1762 nghĩa quân Hoàng Công Chất vừa xây dựng thành Bản Phủ vùa hoạt động ra khắp 10 châu của phủ An Tây, phía bắc đến tận vùng [[Vân Nam]] (Trung Quốc), phía nam đến tận Ninh Bình, Hoà Bình, Thanh Hoá ngày nay.
Dòng 40:
[[Tập tin:Thanhbanphu.jpg|nhỏ|Thành Bản Phủ]]
==Kiến trúc==
* Thành trì: rộng hơn 80 mẫu, dựa lưng vào sông Nậm Rốm; chân thành rộng 15m, mặt thành rộng 5m, cao 15m; tường thành đắp bằng đất; trồng 3 vạn gốc tre gai đem từ miền Tây Thanh Hóa lên<ref name=baothaibinh39>[http://baothaibinh.com.vn/39/3315/VA_DI_TICH_THANH_BAN_PHU.htm Hoàng Công Chất và di tích thành Bản Phủ]. Thái Bình Online, 7/11/2010. Truy cập 23/05/2016.</ref>; hào sâu rộng 4-5 thước. Có thuyết nói rằng trên mặt thành ngựa, voi có thể đi lại được. Thành có các cửa: tiền, hậu, tả, hữu. Mỗi cửa có đồn cao và vọng gác...<ref name="A"/>
* Đền thờ Hoàng Công Chất: được xây ở trung tâm thành, thờ họ Hoàng và 6 thủ lĩnh nghĩa quân. Đền còn là nơi tín ngưỡng của nhân dân trong ngày rằm, đầu xuân năm mới, nhất là ngày lễ hội truyền thống vào các ngày 24, 25 tháng Hai âm lịch hàng năm.<ref name="A"/>
 
==Điểm giống với trận Điện Biên Phủ==
Trong bối cảnh xây dựng thành Bản Phủ có một số điểm khá giống với câu chuyện 200 năm sau:<ref name=baothaibinh39/>
* Trận đánh quyết định của quân Hoàng Công Chất với giặc Phẻ diễn ra vào năm 1754, [[chiến dịch Điện Biên Phủ]] diễn ra vào năm 1954. Cả hai trận này đều hoàn thành việc giải phóng miền Tây Bắc khỏi quân xâm lược.
* Giặc Phẻ chúng thảm sát dân Việt ở Tông Khao (''đồng xương trắng''), còn quân Pháp có vụ thảm sát ở Noong Nhai.