Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Truyền thông Việt Nam”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 56:
 
===Mạng xã hội===
Tại Việt Nam, Facebook là mạng xã hội phổ biến nhất và được người dân sử dụng như là một quyền lực mới trong lĩnh vực truyền thông do có khả năng chia sẻ nhanh chóng. Các sự kiện nóng trên Facebook thường nhanh chóng được báo chí chính thống thuật lại và bình luận, và đôi khi đã làm các nhân vật được nhắc đến phải xin lỗi cộng đồng.
 
Năm 2016, sau khi hình ảnh đoàn xe của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đi vào phố đi bộ tại Hội An, 2 ngày đầu báo chí coi phản ứng trên mạng là trái chiều, thậm chí là những lời bình luận suy diễn sai sự thật, thiếu tính xây dựng<ref>{{chú thích web | url = https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/pm-shouldnt-take-designated-walkway-f-his-convoy-tt-08122016112107.html | tiêu đề = Chuyện đoàn xe thủ tướng trong phố đi bộ | author = | ngày = | ngày truy cập = 22 tháng 5 năm 2018 | nơi xuất bản = [[Đài Á Châu Tự do]] | ngôn ngữ = }}</ref>. Sau 1 tuần Thủ tướng Phúc đã phải lên tiếng mong nhân dân thông cảm.<ref>{{chú thích web | url = http://vietnamnet.vn/vn/thoi-su/chinh-tri/doan-xe-vao-pho-di-bo-thu-tuong-mong-dan-thong-cam-321709.html | tiêu đề = Đoàn xe vào phố đi bộ: Thủ tướng mong dân thông cảm | author = | ngày = | ngày truy cập = 22 tháng 5 năm 2018 | nơi xuất bản = [[VietNamNet]] | ngôn ngữ = }}</ref>