Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Nguyễn Đắc Xuân”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 1:
'''Nguyễn Đắc Xuân''' (sinh 1937 tại [[Thừa Thiên -Huế]]) là một [[nhà văn]], nhà nghiên cứu về Huế nổi tiếng được biết đến nhiều qua thơ được phổ nhạc, các sách và công trình nghiên cứu về triều Nguyễn và Huế của mình.
 
== Tiểu sử ==
Nguyễn Đắc Xuân sinh năm 1937 tại [[Thừa Thiên -Huế]]. Quê cha ở [[Huế]], quê mẹ [[Thanh Hóa]]. Năm 1966, ông học xong Ban Việt Hán [[Trường Đại học Sư phạm Huế|Đại học Sư phạm Huế]]. Sau đó ông đi kháng chiến, đến năm 1975 về lại Huế.
 
Ông làm việc tại Ban Tuyên giáo Thành ủy Huế, rồi làm Chủ tịch Hội Văn nghệ Thành phố Huế (1988), Phó Tổng biên tập kiêm Thư ký Tòa soạn tạp chí Sông Hương (1990), Trưởng Văn phòng Đại diện báo Lao Động tại miền Trung và Tây nguyên cho đến ngày hưu trí (1998).
 
Ông xuất thân trong gia đình có nhiều người phục vụ [[Nhà Nguyễn|triều Nguyễn]] nên sớm có ý thức nghiên cứu [[Nhà Nguyễn|triều Nguyễn]] và Huế xưa. Trong những năm học Việt Hán ở [[Trường Đại học Sư phạm Huế|Đại học Sư phạm Huế]] ông đã bắt đầu ghi chép thông tin từ các bậc thầy ở Huế và sưu tập tư liệu về [[Nhà Nguyễn|triều Nguyễn]] và Huế xưa.
 
Sau năm 1975 ông trải qua nhiều công việc hành chính văn nghệ, báo chí khác nhau nhưng rất quan tâm sưu tập sách tư liệu Việt ngữ, Hán Nôm, Pháp ngữ và Anh ngữ về triều Nguyễn và Huế xưa<ref>{{Chú thích web|url=https://thethaovanhoa.vn/bong-da/nha-nghien-cuu-nguyen-dac-xuan-tu-phu-xuan-den-hue-n20120514064251384.htm|title=Từ Phú Xuân đến Huế}}</ref>. Nhờ “kho” tư liệu nầy ông đã viết được nhiều cuốn sách về [[Nhà Nguyễn|triều Nguyễn]] và Huế<ref>{{Chú thích web|url=http://dantri.com.vn/van-hoa/phat-hien-them-1-nen-da-co-tai-ho-khao-co-tim-dau-tich-tay-son-quang-trung-20161016143058011.htm|title=Dấu tích nhà Tây Sơn}}</ref>, giải mã nhiều bí ẩn trong lịch sử, phản biện nhiều công trình sai lịch sử. Với tư liệu hiện có và những trải nghiệm nghiên cứu triều Nguyễn và Huế trên nửa thế kỷ qua ông đã giúp cho nhiều tổ chức – trong đó có Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế, nhiều nhà nghiên cứu trong và ngoài nước nhiều thông tin tài liệu mà họ chưa biết về Huế. Ông được giới nghiên cứu gọi là “Nhà Huế học”.
 
Hiện ông đang sống tại ngôi nhà bên sông Thọ Lộc (thường gọi là sông Như Ý) tại số 3/7 Nguyễn Công Trứ Huế. Ngôi nhà mang tên Gác Thọ Lộc với tủ sách Huế học sau nầy sẽ là nhà lưu niệm của Nguyễn Đắc Xuân.