Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Vương Kiệt (nhà Thanh)”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 5:
 
==Sự nghiệp==
Năm [[Càn Long]] thứ 26 (1761), Kiệt đỗ tiến sĩ; tham gia kỳ điện thí, bài của ông được giám khảo xếp thứ 3 khi dâng lên hoàng đế. Càn Long đế phát hiện nét chữ của Kiệt rất quen thuộc; thì ra năm xưa ông từng viết thay tấu sớ cho Doãn KhắcKế Thiện, được đế khen ngợi. Sau khi dò hỏi về nhân phẩm của Kiệt, Càn Long đế lập tức cất nhắc ông lên đỗ đầu. Vào lúc được triệu kiến, Kiệt tỏ ra ổn trọng, đoan trang, khiến đế càng thêm hài lòng. Bấy giờ nhà Thanh đã chiếm được Trung Nguyên hơn trăm năm, mà vẫn chưa có trạng nguyên người Thiểm Tây, vì vậy Càn Long đế làm ngự chế thi để kỷ niệm sự kiện này. Ít lâu sau Kiệt được làm Trực Nam thư phong, thường coi việc xét duyệt văn chương; trải qua 5 lần thăng chức, làm đến Nội các học sĩ. <ref name="A" />
 
Năm thứ 39 (1774), Kiệt được thụ chức Hình bộ thị lang, rồi được điều sang bộ Lại, tiếp đó được cất nhắc làm Tả đô ngự sử. Năm thứ 48 (1783), Kiệt xin nghỉ vì tang mẹ, lập tức được cất nhắc gia hàm Binh bộ thượng thư. Xa giá nam tuần, Kiệt đến hành tại tạ ơn, Càn Long đế nói: “ Ngươi đến rất hay. Vua tôi ly biệt đã lâu, nên biết trẫm rất nhớ ngươi. Nhưng ngươi là nhà Nho, trẫm không muốn cưỡng ép ngươi, cứ trọn tang rồi quay lại cũng được.” Mãn tang, Kiệt được về triều. Năm thứ 51 (1786), Kiệt nhận mệnh làm Quân cơ đại thần, Thượng thư phòng Tổng sư phó. Năm sau (1787), Kiệt được bái làm Đông các đại học sĩ, quản lý bộ Lễ. Sau khi lần lượt bình định Đài Loan, Khuếch Nhĩ Khách, Càn Long đế đều vẽ tranh đại thần để treo ở gác Tử Quang, Kiệt được góp mặt cả hai lần, còn được gia hàm Thái tử thái bảo. <ref name="A" />