Khác biệt giữa bản sửa đổi của “José Rizal”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Tanhung24 (thảo luận | đóng góp)
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 12:
== Trước tác và hoạt động trong thời kì đầu. ==
 
Từ thời học sinhnhỏ, ông tỏ ra là nhân vật có tài năng. Năm 198 tuổi, ông đã ngườinhững bài tiếngthơ tămđầu trongtay. giớiNăm học18 sinh.tuổi đã có Bàibài thơ [[''Gửi thanh niên Philippines]] viết năm 1879Philippin'' phản ánh tư tưởng yêu nước trong thời kì đầu của mình.  Năm 19 tuổi, ông: đã có tiếng tăm trong giới học sinh.
 
Bài thơ [[Gửi thanh niên Philippines]] viết năm 1879 phản ánh tư tưởng yêu nước trong thời kì đầu của ông:
''"Hỡi hy vọng của Tổ quốc !''
Hàng 31 ⟶ 33:
 
== Giai đoạn cuối của đời hoạt động. ==
Ngay sau một vài hoạt động lớn của Liên minh, Rizal bị bắt và chịu án lưu đày. [[Andrés Bonifacio]], khi này đã thành lập [[Katipunan]] vẫn coi Katipunan là một bộ phận của Liên minh. Tuy nhiên, những ý định củng cố để Liên minh mang tính cấp tiến hơn, cách mạng hơn của Bonifacio gặp thất bại do Liên minh chỉ chủ trương cải cách ôn hòa. Tuy bị án lưu đày nhưng Rizal vẫn được Katipunan mời lãnh đạo khởi nghĩa khi tổ chức này của Bonifacio quyết định rằng sẽ tranh đấu bằng con đường bạo lực, và Rizal từ chối lời mời này. Rizal rời khỏi Philippines nhưng trên đường sang Tây Ban Nha, ông bị bắt và chịu những cáo buộc về tội tổ chức và cổ vũ phong trào khởi nghĩa của tổ chức [[Katipunan]]. Ông bị giải về Philippines và chịu án tử hình vào ngày 30-12-1896. Thi hài của ông được chôn cất tại một nơi bí mật, 17 năm sau người ta mới đưa về Luneta và có một đốt xương sống của ông được người ta đựng trong hộp kính để trưng bày tại Bảo tàng Rizal ở Fort Santiago, và nghe đồn, đây là đoạn xương bị trúng đạn khi ông bị xử bắn. Ngày mất của ông được chính thức chọn là một trong những ngày lễ chính thức quốc gia của Philippines.
 
Tên ông được đặt cho một công viên ở thủ đô Malina của Philippin, công viên Rizal. Đây là một công viên đô thị thuộc hàng lớn nhất châu Á. Công viên rộng 58 hecta, trước có tên gọi là Luneta, sau đó mang tên Rizal. Đây là một trong những không gian xanh thư giãn nổi tiếng nhất của Manila trong suốt 200 năm qua. Trong công viên có bức tượng Rizal được đúc bằng đồng và đá hoa cương cao 12,6 mét. Đây cũng là nơi lưu giữ thi hài của Rizal và được những người lính canh gác ngày đêm. Bức tượng đặt cách nơi ông bị xử bắn chỉ vài mét. Phía trước bức tượng là vạch mốc “''Kilômet số 0”'', điểm bắt đầu để đo mọi khoảng cách ở Philippines. Trên Đài tưởng niệm ở công viên này có chép bài thơ “''Mi Ultimo Adiós'' "(tiếng Tây Ban Nha, nghĩa tiếng Việt là ''Lời tạm biệt cuối cùng của tôi'') của Rizal.
 
Năm 2010, đúng vào dịp kỷ niệm sinh nhật lần thứ 120 của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đại sứ quán Việt Nam tại Philippines và Đại học Bách khoa Laguna đã ra mắt Hội Hữu nghị Quốc tế, Giáo dục, Văn hóa Jose Rizal-Hồ Chí Minh và khánh thành bức tượng Chủ tịch Hồ Chí Minh tại cơ sở Los Banos của Đại học này. Hội Hữu nghị Quốc tế, Giáo dục, Văn hóa Jose Rizal-Hồ Chí Minh nhằm giáo dục thế hệ trẻ hôm nay và mai sau về trí tuệ kiệt xuất, ý chí kiên cường và tình yêu đất nước, nhân dân sâu sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Jose Rizal, hai vị anh hùng giải phóng dân tộc vĩ đại của Việt Nam và Philippines.
 
== Tác phẩm văn học. ==
Jose Rizal để lại nhiều bài thơ như: ''Gửi thanh niên Philippines,'' ''Gửi Philippin, Quà tặng thành phố của tôi, Bài hát của Maria Clara, Gửi Josephine, Những ký ức về thành phố của tôi, Gửi Trinh nữ Mari, Bài thánh ca Talisay,'' ''Ca khúc tình yêu, Cảm hứng đầu tiên, Một bông hoa giữa các bông hoa, Tạm biệt Leonor,  Lời tạm biệt cuối cùng của tôi…'' Có những bài ông viết từ năm lên 8 tuổi bằng tiếng Tagalog như:  ''Tiếng mẹ đẻ của chúng ta'', ''Tuổi trẻ của tôi'' (“''Sa Aking mga Kabata”). '' Tagalog là ngôn ngữ Austronesian, với khoảng 57 triệu người ở Philippines sử dụng, đặc biệt là ở Manila, miền Trung và phía nam của đảo Luzon, và cũng có trên các đảo Lubang, Marinduque và một số nơi khác.
 
== Bài thơ '''Lời tạm biệt cuối cùng của tôi.''' ==
Bài thơ “ ''Lời tạm biệt cuối cùng của tôi''”, là một bài thơ tuyệt mệnh của Jose Rizal, được ông viết bằng tiếng Tây Ban Nha, vào trước ngày người ta thi hành án tử hình ông vào ngày 30 tháng 12 năm 1896.
 
Chiều ngày 29-12-1896, một ngày trước khi bị hành hình, Jose Rizal đã được mẹ ông là Teodora Alonzo, chị Lucia, Josefa, Trinidad, Maria và Narcisa cùng hai đứa cháu vào thăm. Khi họ chuẩn bị ra về, Rizal nói với Trinidad bằng tiếng Anh rằng có vật gì đó trong bếp cồn nhỏ (cocinilla). Chiếc bếp đã được người lính gác trao cho Narcisa khi mấy người trong gia đình đã lên xe ngựa của họ ở trong sân. Về nhà, các cô gái nhà Rizal đã lấy trong bếp cồn ra mấy mẩu giấy gấp lại. Trên đó có viết một bài thơ không dấu, không tiêu đề và không ghi ngày tháng, gồm 14 khổ thơ 5 dòng. Các cô gái nhà Rizal sao chép các bản sao của bài thơ và gửi cho bạn bè của Rizal ở trong và ngoài nước.
 
Rizal không đặt tiêu đề cho bài thơ này.  Năm1897, người bạn của ông là Mariano Ponce tại Hồng Kông đã in bài thơ với tiêu đề "''Mi Ultimo Pensamiento".''  Cha Mariano Dacanay, người đã nhận được một bản sao của bài thơ, ông công bố trong phát hành lần đầu trên ''La Independencia'' ra ngày 25 tháng 9 năm 1898 với tiêu đề "''Ultimo Adiós '<nowiki/>'' ". Sau đó, bài thơ được phổ biến với tiêu đề tiếng Tây Ban Nha là "''Mi Ultimo Adiós ''' ", nghĩa tiếng Anh là “''<nowiki/>'My Last Farewell''”, nghĩa tiếng Việt là “''Lời tạm biệt cuối cùng của tôi''”.  
 
Xin tạm biệt, Tổ quốc thân yêu của con, nơi có ánh mặt trời ve vuốt,
 
Chuỗi ngọc của Biển Đông, Thiên đường đã mất của chúng con!
 
Con sung sướng dâng Người cả Cuộc đời con buồn thương và đau xót;
 
Dù nó có rực rỡ hơn, tươi tắn hơn và đẹp tuyệt trần,
 
Con vẫn hiến dâng Người, để hạnh phúc của Người nhiều nhất.
 
Trên các chiến trường, trong ác liệt đấu tranh,
 
Không do dự, khổ đau, người ta hiến dâng Người cuộc sống của mình;
 
Bất kể ở đâu: bên cây bách, cây nguyệt quế hay bông huệ trắng,
 
Giá treo cổ hay chỗ hoang vu, do xung đột hay vì đạo phải hy sinh,
 
Đều như nhau, nếu có yêu cầu của Quê hương, Đất nước.
 
Con chết khi thấy ánh bình minh trên bầu trời bắt đầu hiển hiện
 
Báo ngày mới đến rồi, sau đêm trường ảm đạm, tối tăm;
 
Nếu Người cần thuốc màu để nhuộm rực hồng buổi sớm,
 
Xin lấy máu của con đúng khi nó vừa tuôn
 
Điểm tô ánh phản quang tia sáng của Người mới rạng.
 
Ước mơ của con, khi đang tuổi thiếu niên,
 
Ước mơ của con khi đã trưởng thành, tràn đầy sức trẻ,
 
Được gặp Người, chuỗi ngọc sáng của Biển Đông,
 
Đôi mắt của Người khô lệ, vầng trán mịn căng
 
Không vẻ đau buồn, không nếp nhăn và vết nhơ xấu hổ.
 
Những khát khao bỏng cháy của con, những mơ uớc của đời này,
 
Có sức khỏe thét lên cho linh hồn sớm nhanh siêu thoát!
 
Xin chào Người! Đẹp làm sao, khi ngã xuống để Người cất cánh bay,
 
Chết để dâng cuộc sống cho Người, chết dưới bầu trời của Người xanh thẳm,
 
Trên mảnh đất thần bí của Người, mãi mãi giấc ngủ say.
 
Nếu có một ngày, Người thấy trên nấm mộ của con,
 
Một bông hoa giản dị, khiêm nhường giữa rậm rì lớp cỏ
 
Xin Người hãy đưa nó lên môi và hôn linh hồn của con bé nhỏ,
 
Con cảm thấy trên trán con đang lạnh lẽo giữa nấm mồ,
 
Ấm áp hơi thở của Người, luồng âu yếm Người cho.
 
Hãy để mặt trăng nhìn thấy con trong ánh sáng thanh bình, êm ả,
 
Hãy để bình minh gửi ánh sáng rực rỡ, thoáng qua,
 
Hãy để tiếng than van, tiếng rì rào của gió,
 
Nếu một con chim đậu xuống nghỉ ngơi trên thánh giá của con,
 
Hãy để cho chim hót một bài ca hòa bình trên mộ.
 
Hãy để mặt trời thiêu đốt, bay hơi đi những trận mưa rào
 
Và nó trở về bầu trời tinh khiết, có tiếng hét hò của con ở phía sau;
 
Hãy để một người bạn nước mắt rơi về đời con yểu mệnh,
 
Khi cầu nguyện cho con trong những buổi chiều yên tĩnh,
 
Ôi, Tổ quốc của con, xin hãy nguyện cầu: trong Chúa, con có thể nghỉ ngơi!
 
Xin Người cho tất cả những kẻ không may bị chết,
 
Cho tất cả những ai đã trải qua đau khổ tột cùng,
 
Cho bà mẹ nghèo của chúng con đã khóc trong chua xót,
 
Cho những đứa trẻ mồ côi, kẻ góa bụa, kẻ bị tra tấn, gông cùm,
 
Khi ấy Người sẽ thấy việc cuối cùng của mình: chuộc tội.
 
Khi màn đêm tăm tối bao phủ khắp nghĩa trang
 
Chỉ người chết vẫn còn đang trong giờ cầu nguyện,
 
Đừng làm phiền họ nghỉ ngơi, cũng đừng cho là lạ lẫm,
 
Nếu Người nghe tiếng hát thánh ca hoặc có tiếng đàn,
 
Đất nước kính yêu, đó là con, vì Người con cất cao tiếng hát.
 
Khi nấm mộ của con, tất cả đã lãng quên
 
Không có cây thánh giá trên mồ, không hòn đá nhỏ nhoi đánh dấu,
 
Xin để nó cho người cấy cày dùng cuốc san ra,
 
Và tro của con chẳng bao lâu sẽ trở về cát bụi,
 
Xin để cứ để nắm tro phủ trái đất của Người.
 
Sẽ chẳng hề chi, khi con bị rơi vào quên lãng
 
Cả không khí, trời xanh, thung lũng của Người, con sẽ vượt qua.
 
Bên tai Người, con có những ghi nhớ rõ ràng, sôi động,
 
Là tiếng thì thầm, tiếng hát, lời than, là hương thơm, sắc màu và ánh sáng,
 
Con sẽ luôn giữ vững một đức tin thực chất của mình.
 
Đất nước thần tượng của con, nỗi buồn trong đau xót của con,
 
thân yêu, hãy nghe con từ biệt Người lần cuối.
 
Con gửi lại cho Người tất cả: cha mẹ con, người yêu dấu của con,
 
Con sẽ đi đến nơi không nô lệ, không tử hình và không bạo chúa,
 
Nơi mà đức tin không bị giết, chỉ có Chúa trị vì.
 
Xin tạm biệt, cha mẹ, anh em, những mảnh của hồn tôi,
 
Bè bạn thuở ấu thơ, trong ngôi nhà giờ đây bị mất,
 
Xin cảm tạ, bây giờ tôi nghỉ ngơi sau những ngày mỏi mệt;
 
Xin tạm biệt, cô gái ngoại quốc ngọt ngào, bạn của tôi, niềm hạnh phúc của tôi,
 
Xin tạm biệt, tất cả những người tôi yêu. Chết chỉ là yên nghỉ.
 
''(Bản dịch của '''Phạm Thanh Cải''' từ phiên bản tiếng Anh '''MY THE LAST FAREWELL)'''''
 
== Xem thêm ==
 
* [[Philippines]]
* [[Đông Nam Á]]
Hàng 47 ⟶ 206:
==Tham khảo==
{{tham khảo}}
 
[[Thể loại:Nhà thơ Philippines]]
[[Thể loại:Nhà cách mạng Philippines]]