Khác biệt giữa bản sửa đổi của “José Rizal”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Phân mục
Dòng 35:
Ngay sau một vài hoạt động lớn của Liên minh, Rizal bị bắt và chịu án lưu đày. [[Andrés Bonifacio]], khi này đã thành lập [[Katipunan]] vẫn coi Katipunan là một bộ phận của Liên minh. Tuy nhiên, những ý định củng cố để Liên minh mang tính cấp tiến hơn, cách mạng hơn của Bonifacio gặp thất bại do Liên minh chỉ chủ trương cải cách ôn hòa. Tuy bị án lưu đày nhưng Rizal vẫn được Katipunan mời lãnh đạo khởi nghĩa khi tổ chức này của Bonifacio quyết định rằng sẽ tranh đấu bằng con đường bạo lực, và Rizal từ chối lời mời này. Rizal rời khỏi Philippines nhưng trên đường sang Tây Ban Nha, ông bị bắt và chịu những cáo buộc về tội tổ chức và cổ vũ phong trào khởi nghĩa của tổ chức [[Katipunan]]. Ông bị giải về Philippines và chịu án tử hình vào ngày 30-12-1896. Thi hài của ông được chôn cất tại một nơi bí mật, 17 năm sau người ta mới đưa về Luneta và có một đốt xương sống của ông được người ta đựng trong hộp kính để trưng bày tại Bảo tàng Rizal ở Fort Santiago, và nghe đồn, đây là đoạn xương bị trúng đạn khi ông bị xử bắn. Ngày mất của ông được chính thức chọn là một trong những ngày lễ chính thức quốc gia của Philippines.
 
== Di sản. ==
Tên ông được đặt cho một công viên ở thủ đô Malina của Philippin, công viên Rizal. Đây là một công viên đô thị thuộc hàng lớn nhất châu Á. Công viên rộng 58 hecta, trước có tên gọi là Luneta, sau đó mang tên Rizal. Đây là một trong những không gian xanh thư giãn nổi tiếng nhất của Manila trong suốt 200 năm qua. Trong công viên có bức tượng Rizal được đúc bằng đồng và đá hoa cương cao 12,6 mét. Đây cũng là nơi lưu giữ thi hài của Rizal và được những người lính canh gác ngày đêm. Bức tượng đặt cách nơi ông bị xử bắn chỉ vài mét. Phía trước bức tượng là vạch mốc “''Kilômet số 0”'', điểm bắt đầu để đo mọi khoảng cách ở Philippines. Trên Đài tưởng niệm ở công viên này có chép bài thơ “''Mi Ultimo Adiós'' "(tiếng Tây Ban Nha, nghĩa tiếng Việt là ''Lời tạm biệt cuối cùng của tôi'') của Rizal.