Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Chân lý”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Rondano (thảo luận | đóng góp)
Không có tóm lược sửa đổi
Lumiraty (thảo luận | đóng góp)
Dòng 9:
Thực chất, chân lý là sự nhận thức đúng đắn hiện thực khách quan của con người. Nhận thức của con người không đứng yên mà sẽ thay đổi theo thời gian để ngày càng đến gần chân lý hơn. Có những khẳng định được con người xem là "chân lý hiển nhiên" vì mọi người có thể kiểm nghiệm một cách dễ dàng bằng trực quan như "toàn thể thì lớn hơn thành phần". "Chân lý hiển nhiên" khác với [[tiên đề]]. Tiên đề là giả thuyết cơ sở ban đầu được công nhận như chân lý, làm nền tảng cho quá trình suy luận logic mà tư duy dựa vào đó để đưa ra những kết luận mới. Tiên đề thường là những tri thức có thể nhận thức bằng trực quan và được thừa nhận rộng rãi. Có những môn khoa học được xây dựng dựa trên một hệ thống tiên đề có sẵn như toán học. Tiên đề cũng tồn tại ở nhiều môn khoa học thực chứng như vật lý học, hóa học, kinh tế học...
 
Tính "đúng" hay "sai" của những giả thuyết nào đó có thể được kiểm chứng bằng kinh nghiệm, thực nghiệm, thí nghiệm. Con người có thể sử dụng phép quy nạp để từ những quan sát riêng lẻ rút ra được tri thức. Tuy nhiên tri thức này chỉ chứa đựng những tính chất của đối tượng mà nhận thức đang tập trung chú ý. Đây được gọi là quá trình trừu tượng hóa vì nhận thức của con người chỉ giữ lại những đặc tính quan sát được mà nó cho là quan trọng, cơ bản nhất của đối tượng đồng thời bỏ qua những đặc tính mà nó cho là ít quan trọng hoặc không thể quan sát được. Nhận thức sẽ sử dụng những đặc tính này để thay thế cho bản thân đối tượng. Khi tri thức là một sự tổng quát hóa có tính hệ thống, nghĩa là sự tổng quát hoá được thực hiện bằng những phương pháp được thừa nhận, phù hợp với giả thuyết đang được kiểm chứng và đã được kiểm nghiệm thực tế thì tri thức đó thể hiện tính chất phổ quát cho đến khi con người tìm ra bằng chứng phủ nhận tri thức đó, tri thức sẽ được coi là "đúng", là "chân lý" ở thời điểm toàn bộ quá trình nhận thức này được thực hiện. Trong quá trình nhận thức, con người càng ít bị chi phối bởi những định kiến, cảm xúc, giá trị đạo đức, những niềm tin vô căn cứ thì quá trình nhận thức càng ít bị bóp méo do đó càng đúng đắn nên càng đến gần chân lý. Thế giới khách quan phức tạp hơn khả năng nhận thức của bất cứ cá nhân nào nên không một học thuyết nào có thể được xem là chân lý. Càng có nhiều học thuyết thì tri thức của nhân loại càng tiếp cận gần hơn với chân lý. Thậm chí toàn bộ tri thức khoa học của con người cũng không thể được xem là chân lý với ý nghĩa nó phản ánh một cách chính xác, trung thực thế giới khách quan vì tri thức khoa học chỉ là những mô hình con người dựng lên để giải thích thế giới khách quan dựa trên sự giản lược hóa thực tại.
 
Có những ý kiến vừa không đúng một cách hiển nhiên, vừa không kiểm chứng bằng quan sát sự kiện được. Khi đó cần tìm kiếm sự nhất trí của một nhóm người nào đó được chỉ định hoặc các nhà chuyên môn được cho là có tín nhiệm, có kiến thức, kinh nghiệm. Tuy nhiên quan điểm của số đông không thể được coi là chân lý dù cho số đông đó có là những chuyên gia. Chính vì thế quan niệm "''chân lý là điều mà hầu hết mọi người cùng nghĩ như nhau''" – là một định nghĩa hoàn toàn không chuẩn xác, vì đôi khi đa số hay đám đông thì vẫn mắc sai lầm. Thậm chí có những điều mà mọi người cùng đồng ý vẫn có thể không phải là chân lý, mà mới chỉ tạo ra niềm tin của đám đông rằng đó là chân lý.